ĐVTN huyện Đà Bắc xây dựng quỹ “2.000 đồng vun đắp ước mơ” để giúp đỡ học sinh nghèo.

ĐVTN huyện Đà Bắc xây dựng quỹ “2.000 đồng vun đắp ước mơ” để giúp đỡ học sinh nghèo.

(HBĐT) - Hiện nay, với hơn 42% số hộ thuộc diện hộ nghèo, Đà Bắc vẫn đang nỗ lực từng bước vật lộn với cuộc chiến thoát nghèo. Trong đó, vấn đề trình độ dân trí thấp, không đồng đều đã đặt ra không ít thách thức cho địa phương. Đây cũng là khó khăn lớn nhất khi Đà Bắc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động,…

 

Do đó, ngay từ khi bắt đầu triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, huyện Đà Bắc đã xác định cần có những định hướng, lựa chọn nội dung học tập phù hợp, thu hút sự “làm theo” của đông đảo nhân dân. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Lường Văn Thi – Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đà Bắc cho biết: Thực tế triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn huyện Đà Bắc cho thấy, việc “học tập và làm theo” tinh thần tương thân, tương ái và tiết kiệm của Bác là thu hút được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo của nhân dân hơn cả. Là một huyện nghèo nên trên địa bàn huyện có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ, sự quyên góp tuy ít ỏi nhưng với phương châm “lá rách ít đùm lá rách nhiều” nên luôn đáng quý.

Trên tinh thần đáng quý đó, năm 2012, Ban CHQS huyện đã phối hợp với Huyện đoàn triển khai thực hiện kế hoạch “2.000 đồng  vun đắp ước mơ”, vận động cán bộ, chiến sỹ LLVT, ĐVTN trong huyện mỗi tháng tiết kiệm 2000 đồng để ủng hộ học sinh thuộc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Số tiền quyên góp được tuy không phải là một con số lớn nhưng phong trào đã mang lại một hiệu quả đặc biệt là khơi gợi được tinh thần “tương thân tương ái”, sự đoàn kết, trách nhiệm vì cộng đồng của thế hệ trẻ toàn huyện.

 

Cùng với “Ngôi nhà 2000 đồng”, huyện Đà Bắc đã xây dựng được mô hình tiết kiệm chi tiêu trong gia đình bằng hình thức nuôi lợn nhựa ở thị trấn Đà Bắc, xã Hào Lý; mô hình “Hũ gạo tình thương” ở xã Cao Sơn, Tiền Phong đã bỏ ống tiết kiệm được 41,9 triệu đồng. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ tiết kiệm mỗi tháng từ 7 – 10.000 đồng/cán bộ để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

 

Bên cạnh đó, thiết thực giúp đỡ học sinh nghèo học giỏi có điều kiện được đến trường, các tập thể, cá nhân trên địa bàn huyện đã và đang thường xuyên thực hiện việc đỡ đầu học sinh nghèo. Theo lời giới thiệu của đồng chí Bí thư Đảng uỷ thị trấn Đà Bắc, chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ của cô Lường Thị Qúy – Bí thư chi bộ tiểu khu Liên Phương (thị trấn Đà Bắc). Cô Quý đã chân thành chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của mình: “Tuy kinh tế gia đình tôi chưa phải là dư dả nhưng nguồn thu từ việc phát triển kinh tế, trừ chi tiêu, mỗi tháng cũng có thể dành dụm ra chút ít. Số tiền này, tôi dùng để hỗ trợ cho các cháu học sinh hoàn cảnh khó khăn có thêm cuốn vở, manh áo để được đi học đầy đủ. Hiện nay ngoài việc hỗ trợ cho con cháu trong gia đình, dòng họ, tôi đang nhận đỡ đầu cháu Lường Văn Long (tiểu khu phố Bờ, thị trấn Đà Bắc) mỗi tháng 300.000 đồng trong 5 năm cháu học đại học. Hoàn cảnh kinh tế gia đình cháu Long khó khăn nhưng cháu ham học, học giỏi nên cố gắng giúp cháu được đến đâu, tôi sẵn lòng giúp”.

 

Cùng chung mong muốn giúp đỡ cho các em học sinh nghèo học giỏi trưởng thành, nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Đà Bắc đã duy trì được thường xuyên việc đỡ đầu học sinh nghèo. Ban CHQS huyện đang đỡ đầu cho em Lý Thị Mai (học sinh lớp 11A5, trường THPT Đà Bắc) và em Xa Thị Tình (lớp 6A, trường THCS Hiền Lương) với mức hỗ trợ 200.000 đồng/tháng. Hiện nay, đơn vị đang tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và nhà trường của xã Toàn Sơn để hỗ trợ cho 2 em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn xã. Ngoài ra, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện cũng đang nhận đỡ đầu cho 1 em học sinh xã Hào Lý có hoàn cảnh khó khăn mỗi tháng 12 kg gạo.

 

Nhìn lại chặng đường hơn 6 năm, huyện Đà Bắc triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà cụ thể là học tập và làm theo đức tính tiết kiệm, tinh thần tương thân, tương ái của Bác, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy nhận định: “Việc học tập và làm theo tấm gương của Bác đã và đang dần trở thành những hoạt động thường xuyên, hàng ngày của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Từ đây, nhận thức của nhân dân đã được nâng lên, sự đoàn kết được củng cố, mọi người sống yêu thương, quan tâm và trách nhiệm hơn”.

                                                                                              

 

                                                                               Dương Liễu               

                    

Các tin khác


Học Bác từ những việc làm giản dị

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn được 125 mô hình điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỉnh đã giới thiệu 103 mô hình để Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư tuyên truyền trên tạp chí Thi đua - khen thưởng và các cơ quan truyền thông T.Ư. Các mô hình, điển hình tiên tiến không chỉ đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà còn tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi mỗi dịp Tết Trung thu

(HBĐT) - Sinh thời, mặc dù bận trăm công, nghìn việc nhưng Bác Hồ kính yêu vẫn dành thời gian quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng. Tình cảm bao la, trầm ấm, sâu sắc đó được Người gửi trọn qua từng cái Tết Trung thu.

Dấu ấn việc học tập và làm theo Bác ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành năm 2021, huyện Yên Thuỷ được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là đơn vị dẫn đầu các huyện, thành phố với thang điểm 89/100 điểm. Kết quả này thể hiện những nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền trong chuyển đổi, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của huyện Yên Thuỷ.

60 năm khắc ghi lời Bác dạy

(HBĐT) - "Tại nơi đây, tròn 60 năm trước, cũng một ngày giữa tháng 8 nắng đẹp như hôm nay, Bác Hồ kính yêu đã về thăm nhà trường. Tôi nhớ rõ, khi Bác đứng đây nói chuyện với toàn trường, lớp chúng tôi được xếp thứ tự đứng ở phía tay phải của Bác, gần vị trí bây giờ đang trồng cây vú sữa… Khi đó, chúng tôi xúc động lắng nghe từng lời Bác dạy, đến bây giờ vẫn vẹn nguyên ký ức trong tim…” - bà Đinh Thị Biên, cựu học sinh khóa 5 của trường Thanh niên lao động Xã hội chủ nghĩa (TNLĐ XHCN) Hòa Bình tự hào kể lại trong ngày trở về thăm trường cũ, nay là di tích lịch sử văn hóa Địa điểm Bác Hồ về thăm Trường TNLĐ XHCN Hòa Bình, xã Yên Mông (TP Hòa Bình).

Huyện Tân Lạc: Thiết thực học tập và làm theo Bác Hồ

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Tân Lạc đã tập trung triển khai, thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các phong trào thi đua của địa phương. Nhiều mô hình, cách làm mới với những tập thể, cá nhân điển hình đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.  

Huyện Cao Phong: Tạo chuyển biến thực chất trong học tập và làm theo lời Bác Hồ

(HBĐT) - BTV Huyện ủy Cao Phong đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với chuyên đề toàn khoá và hàng năm, hướng tới thực chất, hiệu quả, tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và Nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục