(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trước thực trạng các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) liên tiếp diễn ra trong thời gian vừa qua. Đồng chí yêu cầu Sở LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, chấn chỉnh các doanh nghiệp khai thác khoáng sản; tuyệt đối chấp hành nội quy, quy định đảm bảo công tác ATVSLĐ; thanh tra, kiểm tra và làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc TNLĐ trên địa bàn huyện Lương Sơn. Đồng thời, hướng dẫn thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với người bị TNLĐ theo quy định của pháp luật .


Công ty CP đầu tư Hoàng Đạt tại xã Cao Dương (Lương Sơn) đang trong quá trình xây dựng đường lên mỏ theo thiết kế.

Tai nạn lao động vẫn liên tiếp xảy ra

Trong các năm gần đây, tình hình mất an toàn lao động (ATLĐ) liên tục xảy ra trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Các phương tiện thông tin đại chúng T.Ư và địa phương thường xuyên phản ánh về tình hình vi phạm ATLĐ, môi trường, thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ, an toàn và môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Ngày 18/10/2017, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2001/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác liên ngành gồm các Sở: Xây dựng (tổ trưởng), Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, LĐ-TB&XH, Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh rà soát việc tuân thủ thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ, an toàn và môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát của Tổ công tác liên ngành, UBND tỉnh đã có Thông báo tạm dừng khai thác theo giấy phép đã được cấp để các doanh nghiệp thực hiện việc điều chỉnh, khắc phục các vi phạm. Sau khi có thông báo tạm dừng khai thác, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã khắc phục các vi phạm về ATLĐ, môi trường và tuân thủ thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ, mở đường lên núi, bạt ngọn, tạo tầng khai thác. Đến nay, 12 doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh cho phép hoạt động khai thác trở lại. Các doanh nghiệp còn lại cơ bản hoàn thiện hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật về ATLĐ, môi trường và đang tiến hành bạt ngọn, mở tầng khai thác theo thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản vẫn để xảy ra TNLĐ chết người. Cụ thể, vào hồi 12h45’ ngày 4/11/2018, tại Công ty CP khai thác khoáng sản Lương Sơn, xã Cao Dương (Lương Sơn) xảy ra vụ TNLĐ làm anh Nguyễn Văn Nhì (SN 1975), xã Hợp Châu là công nhân khoan, nổ mìn đã tử vong. Tiếp đến, 16h ngày 9/11/2018, tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình xảy ra vụ TNLĐ làm anh Nguyễn Minh Hiển (SN 1987), xã Cao Dương là thợ khoan đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Điều đáng nói là Công ty Thiên Hà vừa được Sở Công Thương cho phép tiếp tục sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để xây dựng cơ bản mỏ và chuẩn bị cho công tác khai thác mỏ. Nguyên nhân của 2 vụ TNLĐ trên đang được Công an huyện Lương Sơn và đoàn điều tra TNLĐ tỉnh điều tra làm rõ. Như vậy, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 11 vụ TNLĐ làm 12 người chết, 28 người bị thương.

Tăng cường công tác quản lý

Đồng chí Khuất Thị Thủy, Phó trưởng Phòng Việc làm- ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh về chấn chỉnh việc chấp hành nội quy, quy định đảm bảo công tác ATVSLĐ và qua báo cáo nhanh về 2 vụ TNLĐ vừa xảy ra, Sở LĐ-TB&XH đã ban hành Công văn số 1659/LĐTBXH-VLATLĐ về việc tăng cường quản lý công tác ATVSLĐ. Theo đó đề nghị đoàn điều tra TNLĐ tỉnh và các doanh nghiệp, cơ sở khai thác khoáng sản nghiêm túc triển khai thực hiện một số công việc cụ thể như: Đối với các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản, tăng cường tuyên truyền, huấn luyện để nâng cao nhận thức của người lao động về công tác ATVSLĐ. Rà soát, định kỳ huấn luyện công tác ATVSLĐ cho người lao động (nhóm 3, 4), người làm công tác ATVSLĐ (nhóm 2), người phụ trách công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp (nhóm 1)... và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ theo quy định, báo cáo tình hình thực hiện về Sở LĐ-TB&XH. Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro nhằm chủ động phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp, đặc biệt là những vị trí, công việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATLĐ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm kiểm tra, giám sát về công tác ATVSLĐ của người làm công tác ATVSLĐ, tổ trưởng và trưởng ca làm việc. Xây dựng nội quy lao động, quy trình vận hành máy, thiết bị, các biện pháp làm việc ATVSLĐ tại các vị trí làm việc và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở người lao động chấp hành; có biện pháp thắt chặt kỷ luật lao động và tổ chức, phân công lao động hợp lý tại doanh nghiệp.

Đối với đoàn điều tra TNLĐ tỉnh, phối hợp với các cơ quan chức năng nhanh chóng làm rõ nguyên nhân các vụ TNLĐ chết người xảy ra, nếu có vi phạm các quy định về ATLĐ thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; yêu cầu các doanh nghiệp để xảy ra TNLĐ khắc phục hậu quả, kịp thời hỗ trợ và giải quyết chế độ TNLĐ cho gia đình nạn nhân theo đúng quy định của pháp luật. Trực tiếp báo cáo kết quả điều tra các vụ TNLĐ về UBND tỉnh và Bộ LĐ-TB&XH.

H.L


Các tin khác


Tuyên truyền về biển, đảo - điểm nhấn trong công tác giáo dục thế hệ trẻ

(HBĐT) - Năm 2018, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh Đoàn chủ động kết hợp chặt chẽ các hoạt động của tuổi trẻ trong tỉnh với các chiến dịch truyền thông, triển lãm về biển, đảo do các sở, ban, ngành tổ chức. Các cấp bộ Đoàn đã phối hợp tổ chức triển lãm lưu động, hội nghị tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tại 100% huyện, thành phố trong tỉnh. Đây được đánh giá là điểm nhấn trong công tác giáo dục của Đoàn năm vừa qua.

Nhật Bản - Thị trường xuất khẩu lao động “khó tính” cho thu nhập cao

(HBĐT) - Từ lâu, đất nước Nhật Bản là sự lựa chọn số 1 của nhiều du học sinh, người xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam nói chung và tỉnh ta nói riêng. Vậy những yếu tố nào giúp Nhật Bản có sức hút với người Việt Nam đến vậy? Thời gian gần đây, số lượng người đi du học, XKLĐ trên địa bàn tỉnh ta ngày một tăng, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững ở các địa phương.

Hai nữ nhà báo điều tra vụ bảo kê chợ Long Biên bị dọa giết

Hai nữ nhà báo điều tra về tình trạng "bảo kê” chợ Long Biên (Hà Nội) vừa nhận được các tin nhắn đe dọa đòi "giết cả nhà.”

Tiêu hủy 113 loại hàng hóa vi phạm bị tịch thu

(HBĐT) - Ngày 4/12, với sự chứng kiến của Hội đồng tiêu hủy hàng hóa tịch thu do vi phạm hành chính tỉnh, Cục Quản lý thị trường đã tổ chức tiêu hủy hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa tịch thu từ tháng 1 – 9/2018.

Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh hỗ trợ cho 3 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(HBĐT) - Vừa qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã tổ chức trao tặng bảo trợ dài hạn cho 3 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm: Hà Thị Mai Hương (xã Mỵ Hòa, Kim Bôi), Trần Thị Tâm (xã An Bình, huyện Lạc Thủy), Bùi Thị Vân (xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy). Mỗi em được hỗ trợ 5 triệu đồng/năm. Tổng số tiền hỗ trợ là 15 triệu đồng.

Ký kết thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ hành chính công

(HBĐT) -Ngày 3/12, Bưu điện tỉnh và Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển phát kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực thi hành án dân sự qua dịch vụ bưu điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục