(HBĐT) - Còn chưa đầy một tháng nữa là Tết Nguyên đán, thế nhưng những hộ dân phải di dời nhà ở do sụt lún, sạt lở đất ở xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) đang gặp nhiều khó khăn để ổn định cuộc sống. Chưa bao giờ họ lại mong Tết đến "chậm" như lúc này.
Hầu hết những hộ dân phải di dời do sạt lở đất ở xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) đang phải sống trong những căn nhà tạm như thế này.
Những trận mưa lớn hồi tháng 10/2017 khiến không ít hộ dân ở xã Tuân Đạo nơm nớp nỗi lo mất nhà cửa vì sạt lở, sụt lún đất. Đến năm 2018, mưa lớn tiếp tục xảy ra, tình trạng sạt lở, sụt lún đất càng nghiêm trọng khiến 34 hộ (2 hộ phát sinh gần đây) ở xã nghèo này phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới. Trong những hộ này, có hộ cả đời tích cóp mới xây được nhà kiên cố thì nay đành bất lực trước thiên nhiên mà "bỏ của, chạy lấy người”. "Các hộ trong diện phải di dời cấp bách đều đã được về nơi ở mới. Hiện nay, có hộ đang làm nhà mới, hộ dựng lại nhà sàn cũ để ở tạm, còn lại đa số phải ở nhà tạm được dựng bằng tôn. Đời sống của bà con còn nhiều khó khăn lắm”, đồng chí Bùi Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo cho biết.
Xóm Nạc, Rài và Đanh là 3 xóm có hộ phải di dời nhà ở. Trong đó xóm Nạc nhiều hộ phải di dời nhất (17 hộ). Tháng 8/2018, chúng tôi về Tuân Đạo trong những ngày "nóng” nhất khi chính quyền và người dân thức trắng đêm để dỡ và chuyển nhà cho các hộ phải di dời. Hôm đó, bà Bùi Thị Nhìm (xóm Nạc) với vẻ mặt thẫn thờ, không giấu nổi sự bàng hoàng, bà chỉ biết đứng nhìn lực lượng dân quân và bà con hàng xóm đang "chạy đua” để chuyển đồ đạc và tháo dỡ căn nhà sàn mà bà gắn bó suốt mấy chục năm qua. Giờ đây gặp lại, nhìn gương mặt khắc khổ, dáng vẻ gầy yếu, chúng tôi hiểu rằng, những tháng ngày đã qua là khoảng thời gian thực sự khó khăn đối với gia đình bà Nhìm khi phải sống trong lán tạm được dựng bằng khung sắt, lợp mái tôn, vách nhà được chắp vá bằng tre, gỗ từ ngôi nhà sàn cũ.
Bà Nhìm bùi ngùi chia sẻ: "Do đồ đạc nhà cũ bị hỏng hóc sau khi tháo dỡ nên gia đình phải dựng nhà tạm như này. Nhà thấp, chật chội, mọi sinh hoạt đều rất bất tiện. Gia đình tôi phải vay ngân hàng 50 triệu đồng và bán nốt 2 con trâu (được 16 triệu đồng) để xây nhà mới. Đến nay mới chỉ hoàn thành phần xây thô. Vừa rồi, gia đình chạy vạy, vay thêm được 2 triệu đồng để chát tường bên trong nhà. Tết này không biết có chuyển sang nhà xây ở cho rộng rãi hơn được hay không?”.
Ở xóm Nạc, ngoài gia đình bà Nhìm còn 4 hộ đang xây dựng nhà ở mới, còn lại các hộ phải sống trong nhà lán tạm bợ. Xót xa nhất là những hộ cả đời tích cóp, xây được nhà kiên cố thì nay phải sống tằn tiện trong ngôi nhà tạm bợ, như các hộ: Bùi Văn Tăng, Bùi Văn Sỹ, Bùi Văn Bịnh, Bùi Văn Hin, Bùi Văn Táo. Thậm chí có hộ chưa trả nợ xong tiền xây nhà cũ thì nay lại thêm gánh nặng phải làm ngôi nhà nữa. "Gia đình tôi vừa xây được nhà 2 tầng, chưa kịp ở thì phải di dời ra ngoài đất ruộng này. Bây giờ đời sống khá khó khăn, bất tiện đủ thứ”, chị Bùi Thị Thẳm (con dâu ông Bịnh), xóm Nạc cho hay.
Theo Trưởng xóm Nạc Bùi Văn Khánh cho biết: Các hộ di dời được hỗ trợ 20 triệu đồng, hầu hết bà con dùng số tiền này để dựng nhà tạm. Trước khi di dời, trong 17 hộ thì có 10 hộ thuộc diện nghèo, còn hiện nay, cả 17 hộ đều thuộc diện hộ nghèo. Chỗ ở tạm thời ổn định nhưng đời sống của bà con còn rất thiếu thốn do điện, đường, nước sinh hoạt.
Để ổn định đời sống của bà con tái định cư, theo lãnh đạo UBND xã Tuân Đạo, xã đã hoàn thành các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. "Trong dịp Tết sắp tới, chúng tôi tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để các hộ dân tái định cư ai cũng có Tết. UBND xã cũng sẽ ưu tiên, hỗ trợ bà con tiếp cận các nguồn vốn vay để làm nhà ở và đầu tư phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, xã mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành giúp bà con sớm ổn định cuộc sống”, đồng chí Bùi Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo bày tỏ.
Viết Đào
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu,Tổng cục Đường bộ phối hợp với Công ty Đèo Cả trong năm 2019 phải xóa điểm đen trên đèo Hải Vân; đề nghị đơn vị quản lý bổ sung đường tránh nạn, làm thanh hộ lan, điểm dừng nghỉ nhằm hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Theo báo cáo mới đây của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại Hội nghị tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, trong số 142.860 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2018 có gần 50.300 lao động nữ (chiếm 34,8%), trong đó thị trường đông nhất là Nhật Bản (68.737 người), tiếp đến là Đài Loan (60.369 người), Hàn Quốc (6.538 lao động)…
(HBĐT) -Năm 2018, huyện Yên Thủy đã thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP. Theo đó, đã thực hiện chi trả xã hội thường xuyên qua dịch vụ bưu điện cho 2.198 đối tượng với tổng số tiền hơn 8.030 triệu đồng.
(HBĐT) -Mặc dù đã có sự chỉ đạo xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở nhưng trong năm qua, toàn tỉnh vẫn xảy ra hàng chục vụ ngộ độc thực phẩm với trên 200 người mắc, trong đó 1 người tử vong. Đó là con số biết nói và cũng là lời thức tỉnh tác động đến ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành hữu quan và từ mỗi người dân trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
(HBĐT)-Ngày 8/1, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã tới thăm hỏi, động viên em Bùi Đức Hoàng (SN 2011) tại xóm Hồi, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) bị bỏng nước sôi rất nặng. Hiện tại, em Bùi Đức Hoàng đang điều trị tại Viện bỏng quốc gia. Tại Viện bỏng quốc gia, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã trao 2 triệu đồng tới em. Gia đình em thuộc hộ đặc biệt khó khăn, nên việc điều trị cho em tại Viện bỏng quốc gia gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đang kêu gọi sự hỗ trợ về vật chất của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh để chữa trị cho em.
(HBĐT)- Vừa qua, đường dây nóng Báo Hòa Bình có nhận được phản ánh và đề nghị của công dân Bùi Văn Hữu trú tại xóm Mương 2, xã Do Nhân, huyện Tân Lạc về sự việc sau: