(HBĐT) - Tập trung phát triển KT-XH, nâng cao đời sống đồng bào vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xác định là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Nhờ vậy, vùng dân tộc có bước phát triển toàn diện, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện rõ nét, bà con luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cùng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương.


Từ nguồn lực đầu tư của tỉnh, nhiều hộ vùng thiên tai xã Nánh Nghê (Đà Bắc) đã ổn định cuộc sống 
tại khu tái định cư Bưa Cốc.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); trong đó có 60 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 73 xã khu vực I và 82 thôn diện ĐBKK. Những năm qua, song song với quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người DTTS và giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc, các địa phương đã chú trọng thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. Ban Dân tộc tỉnh chủ động phối hợp với các cấp, ngành nắm bắt tình hình đời sống, KT-XH vùng đồng bào DTTS, vùng ĐBKK, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách đối với đồng bào dân tộc.

Xã Đồng Chum (Đà Bắc) có 99,39% người DTTS. Cấp ủy, chính quyền xã luôn xem công tác dân tộc và chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển   KT-XH, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. Theo Chủ tịch UBND xã Lường Văn Thịnh, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã được đầu tư công trình và hỗ trợ sản xuất qua các Chương trình 30a, 135. Nhờ vậy đã tạo động lực thúc đẩy KT-XH của xã từng bước phát triển, các công trình giao thông, nhà văn hóa, giáo dục, điện, nước sinh hoạt được quan tâm đầu tư… Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 18,84%; thu nhập bình quân đạt 24,6 triệu đồng/người. Cán bộ, Nhân dân xã luôn tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cũng như xã Đồng Chum, những năm gần dây, vùng DTTS&MN của tỉnh có sự đổi thay rõ nét nhờ được hưởng lợi từ nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc, trong đó không thể không nói tới hiệu quả thiết thực của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Giai đoạn 2016 - 2020, tổng kinh phí bố trí để thực hiện các dự án của chương trình này trên 1.184.400 triệu đồng. Trong đó, Dự án 1 - Chương trình 30a có tổng số vốn trên 236 tỷ đồng, thực hiện các tiểu dự án về: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 2 huyện nghèo Kim Bôi, Đà Bắc để xây dựng mới 59 công trình giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, ngầm nước, kênh mương...; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, đã xây dựng được 65 mô hình với hơn 2.000 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tham gia và hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài...

Bên cạnh đó, Dự án 2 - Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 có tổng kinh phí Nhà nước giao và kinh phí huy động khác 919.458 triệu đồng, đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản ĐBKK được 1.240 công trình giao thông, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện...; duy tu, bảo dưỡng hơn 1.500 công trình sau đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị sản xuất nông, lâm nghiệp, hỗ trợ xây dựng dự án cho hơn 72.600 hộ hưởng lợi; nhân rộng gần 50 mô hình giảm nghèo cho khoảng 3.000 hộ tham gia... Song song với đó, các chính sách đặc thù tỉnh ban hành như Đề án 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh được lồng ghép thực hiện với Chương trình 135 đã mang lại kết quả tích cực, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đối với các thôn, bản ĐBKK; có đường giao thông, công trình điện, nước sinh hoạt tới các thôn, bản khó khăn nhất tỉnh...

Theo đánh giá của UBND tỉnh, 5 năm qua, thông qua thực hiện các chương trình, dự án đã giúp tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh, bình quân giảm 3,16%/năm; năm 2020 còn 8,56%, GRDP bình quân đạt 60,5 triệu đồng/người. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH ở vùng nông thôn, vùng ĐBKK dần phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhằm tiếp tục chung tay, góp sức phát triển vùng dân tộc, hiện các sở, ngành, địa phương đang nỗ lực, đồng thuận cao thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là: Thực hiện có hiệu quả Ðề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030. Phát huy nội lực, xã hội hoá các nguồn lực để phát triển KT-XH vùng sâu, xa, vùng ĐBKK. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH; ưu tiên đầu tư cho các xóm, xã ĐBKK; chú trọng giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Phấn đấu số xã có điều kiện KT-XH diện ĐBKK còn dưới 30% tổng số xã, phường, thị trấn; thu nhập bình quân đầu người các xã ĐBKK đạt trên 25 triệu đồng/năm.

Bình Giang

Các tin khác


Chương trình 30a giúp hai huyện khó thoát nghèo

(HBĐT) - Kim Bôi và Đà Bắc là 2 huyện của tỉnh được thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a, ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Cùng với nguồn vốn Nhà nước, tỉnh tích cực huy động các nguồn vốn khác, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ 2 huyện thoát nghèo.

Ký kết phối hợp tổ chức tư vấn - giới thiệu việc làm cho thanh niên năm 2021

(HBĐT) - Ngày 27/4, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và Tỉnh Đoàn ký kết phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn - giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tỉnh năm 2021.

Thúc đẩy phong trào vì người nghèo, cộng đồng nghèo

(HBĐT) - Học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Thung Nai (Cao Phong) và người dân xóm Nghìa, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) vô cùng phấn khởi, bởi hơn 3 tháng nay đã có cây cầu và ngôi trường mới khang trang phục vụ đi lại, học tập tốt hơn. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo cấp tỉnh, năm 2020, UB MTTQ tỉnh đã phân bổ 2,5 tỷ đồng xây dựng cầu xóm Nghìa, 3 tỷ đồng xây dựng nhà lớp học, nhà ở bán trú cho học sinh xã Thung Nai. Công trình có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ thiết thực cho người dân và học sinh vùng đồng bào dân tộc khó khăn.

"Giấc mơ có thật" của những cặp đôi thanh niên khuyết tật

(HBĐT) - Lễ cưới tập thể diễn ra mới đây tại TP Hòa Bình là món quà có ý nghĩa lan tỏa dành tặng 2 cặp đôi người khuyết tật (NKT) nghèo sống tại mái ấm Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành. Những người có mặt để chứng kiến thời khắc hạnh phúc nhất của các cặp đôi đều không giấu được niềm xúc động và bày tỏ lời chúc phúc.

Huyện Mai Châu: Phát huy vai trò MTTQ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

(HBĐT) - Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, UBMTTQ huyện Mai Châu đã tập hợp, đoàn kết Nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.

"Cởi trói" cho xóm nghèo từ đề án đặc thù

(HBĐT) - "Từ khi có đường giao thông thuận lợi và điện lưới quốc gia, tôi thấy khỏe ra, làm kinh tế cũng "bon" hơn. Mấy năm qua, đời sống của bà con thay đổi nhiều lắm” - đó là chia sẻ đầy phấn khởi của ông Bùi Văn Vinh (66 tuổi), người dân xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Pheo chính là xóm bỗng trở nên "nổi tiếng” cách đây nửa thập kỷ bởi không đường, không điện. Nhưng từ cuối năm 2018 đến nay, Pheo đổi thay từng ngày, bộ mặt xóm nghèo nay đã khác xưa nhiều.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục