Những năm qua, tín dụng chính sách (TDCS) đã "phủ” đến tất cả các thôn, xóm trên địa bàn tỉnh. Với đa dạng chương trình cho vay, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là động lực quan trọng để đẩy nhanh công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh.


Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu hướng dẫn người dân xã Pà Cò làm các thủ tục vay vốn chính sách.

Lỗ Sơn là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Trước đây, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do hạ tầng thiết yếu còn hạn chế, thiếu vốn để phát triển kinh tế. Thế nhưng với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và nguồn vốn TDCS, đời sống của người dân ở xã Lỗ Sơn đã có nhiều sự đổi thay. Điển hình như gia đình ông Bùi Văn Tương, xóm Nghẹ vốn thuộc hộ nghèo. Năm 2020, gia đình ông được vay 38 triệu đồng từ NHCSXH huyện Tân Lạc. Với số vốn đó, gia đình đã đầu tư nuôi trâu, lợn nái và trồng bưởi đỏ. Đến nay, nguồn vốn phát huy hiệu quả, gia đình ông Tương đã chính thức thoát nghèo.

Theo Bí thư Đảng uỷ xã Lỗ Sơn Đinh Thị Mạnh, trong 10 năm qua, nhờ nguồn vốn TDCS đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã từ 38,29% (năm 2013) xuống còn 9,34% (năm 2024). Đến nay, tổng nguồn vốn TDCS đạt trên 34 tỷ đồng, cho 620 hộ dân trên địa bàn xã vay vốn. Trong đó cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên 14 tỷ đồng; cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên 2,5 tỷ đồng. "Trong 10 năm qua, tại xã Lỗ Sơn có gần 1.200 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn chính sách. Qua đó đã xây dựng được 435 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 35 học sinh, sinh viên được vay vốn học tập, 85 căn nhà cho hộ nghèo được xây dựng. Đây là nguồn vốn rất quan trọng để đẩy nhanh công cuộc xoá đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã”, đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã nhấn mạnh.

Cũng như xã Lỗ Sơn, những năm qua, nguồn vốn TDCS đã góp phần quan trọng trong xoá đói, giảm nghèo của xã Mai Hạ (Mai Châu). Chủ tịch UBND xã Mai Hạ Nguyễn Việt Tiến cho biết: Những năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ của vốn chính sách mà nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư các dự án trồng dưa hấu, dưa lê... Qua đó góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn xã, điều kiện kinh tế gia đình được tăng lên. Nhờ đó góp phần đưa Mai Hạ trở thành xã đầu tiên của huyện Mai Châu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015. Hiện nay, đời sống của người dân đã được cải thiện, nâng cao hơn trước nhiều. Tuy nhiên, bà con còn có nhu cầu rất lớn tiếp cận với vốn chính sách để phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh tín dụng đen làm chao đảo ở nhiều vùng quê như hiện nay.

Thấu hiểu niềm mong mỏi của người dân, những năm qua, toàn Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình TDCS. Đội ngũ cán bộ TDCS chuyên và "không chuyên” luôn sâu sát với người dân, truyền tải kịp thời các chính sách tín dụng mới, cũng như đồng hành cùng người dân trong quá trình sử dụng vốn. Như chia sẻ của cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Mai Châu Chu Trang Thành: "Địa bàn vùng cao rất khó khăn, nhóm tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hộ dân tộc thiểu số là chủ yếu nên chúng tôi phối hợp với các tổ chức nhận uỷ thác vốn, tổ tiết kiệm và vay vốn luôn sâu sát với bà con. Có như vậy mới kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cũng như những khó khăn để cùng tháo gỡ”.

Được biết, hiện nay, NHCSXH tỉnh quản lý, cho vay đối với 20 chương trình TDCS. Trong 10 năm qua đã có trên 347 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Đây là động lực quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội, giúp các vùng đất khó trong tỉnh từng bước thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới.

 

Viết Đào

Các tin khác


Khởi động thị trường bánh và hàng hóa mùa Trung thu

Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Trung thu, thời điểm này, các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn hàng, bày bán đủ các loại bánh Trung thu. Năm nay, ngoài dòng bánh truyền thống của các hãng sản xuất lớn và bánh handmade, các loại bánh Trung thu "healthy” được quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên, sự đa dạng về nguồn cung, giá cả cũng tiềm ẩn những nỗi lo về an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.

Huyện Lương Sơn: Mở 30 lớp đào tạo nghề cho người lao động

Thực hiện Dự án phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Lương Sơn đã phối hợp mở 30 lớp đào tạo nghề với 850 học viên là lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Huyện Kim Bôi: Nhiều khó khăn trong đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chợ

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Kim Bôi có 7 chợ hạng 3, trong đó có 1 chợ trung tâm và 6 chợ ở các xã, thị trấn. Đây đều là các chợ truyền thống tập trung buôn bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân như: đồ gia dụng, đồ điện, điện tử, hàng may mặc và hàng nông thủy sản, thực phẩm...

Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Đây được coi là giải pháp giúp giảm thiểu và giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng tại mỗi doanh nghiệp (DN), xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giúp DN ngày càng phát triển, người lao động (NLĐ) có thu nhập cao, ổn định.

Huyện Đoàn Lương Sơn: Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên được Huyện Đoàn Lương Sơn quan tâm triển khai với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Qua đó góp phần nâng cao hiểu biết, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, quyết tâm hành động của tuổi trẻ trong học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xử lý 180 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Từ đầu năm đến nay, các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã chủ động, tích cực triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Qua đó, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 180 vụ, tổng số tiền xử phạt hành chính, phạt bổ sung và truy thu thuế trên 24 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục