Chiều 11/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện vào phương án thiết kế mẫu kiến trúc nhà sàn cổ của người Mường và mẫu nhà sàn bằng vật liệt thay thế phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Theo số liệu thống kê, hiện nay chỉ còn 10% gia đình người Mường còn giữ lại nhà sàn, trong đó nhiều nhà đã xuống cấp do sử dụng nhiều chất liệu gỗ, tre, nứa… làm số lượng nhà sàn truyền thống có nguy cơ mai một, ảnh hưởng lớn đến lối sống, phong tục tập quán của người Mường. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cần có sự nghiên cứu về nhà sàn cổ, sử dụng những vật liệu thay thế mới như: xi măng, sắt, ngói…; bố trí không gian trong và ngoài nhà sàn cũng có những thay đổi mang tính kế thừa, đồng thời phù hợp với sự phát triển của xã hội, khắc phục hạn chế, lạc hậu trong thói quen sinh hoạt nhưng không làm mất đi bản sắc vốn có. Do đó, cần hoàn thiện phương án thiết kế mẫu kiến trúc nhà sàn cổ của người Mường, sử dụng bằng vật liệu thay thế phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khả thi.
Sau khi nghe dự thảo Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường và nền "Văn hoá Hoà Bình” giai đoạn 2023 – 2030 và phương án thiết kế mẫu kiến trúc nhà sàn cổ của người Mường và mẫu nhà sàn bằng vật liệu thay thế phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Cơ bản các đại biểu nhất trí với nội dung Đề án. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng, Đề án nên sử dụng từ ngữ phổ thông nhất để mọi người dễ đọc, dễ hiểu; cần tìm hiểu sâu hơn về quy chuẩn của mẫu nhà sàn người Mường cổ; về chức năng của các khu vực trong nhà sàn để đưa ra thiết kế phù hợp nhất; nên lựa chọn vật liệu đa dạng hơn…
Việc tổ chức hội nghị phản biện nhằm tiếp tục huy động trí tuệ, tâm huyết của các đại biểu để hoàn thiện Phương án thiết kế mẫu kiến trúc nhà sàn cổ của người Mường và mẫu nhà sàn bằng vật liệu thay thế phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay bảo đảm chất lượng, hiệu quả, khả thi.
Tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh giao Ban Dân chủ - Pháp luật tổng hợp đầy đủ, trình Ban Thường trực gửi cơ quan xây dựng dự thảo tiếp thu, bổ sung hoàn thiện.
Hoàng Anh
Ngày 9/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị tổng kết Công đoàn Giáo dục năm học 2023 – 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025; biểu dương cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS) tiêu biểu trong phong trào thi đua "Lao động giỏi – lao động sáng tạo” giai đoạn 2019 – 2024.
Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 3, ngành Nông nghiệp huyện Đà Bắc cũng như chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục nhằm sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Trong 2 ngày 9-10/10, Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình tổ chức lớp "Tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, lồng ghép giới trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025” cho trên 100 cán bộ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.
Trong 2 ngày 9 – 10/10, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Hoà Bình phối hợp với Tổ chức hỗ trợ NCT Quốc tế tại Việt Nam (HAI) tổ chức sơ kết và tập huấn bổ sung cho Ban chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB), Hội NCT các cấp và các bên liên quan có CLB thành lập năm 2024 thuộc dự án "Hỗ trợ NCT thiệt thòi thông qua nhân rộng CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở Việt Nam giai đoạn 2 (VIE085)”.
Chiều 10/9, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí: Bùi Thị Minh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở LĐ-TB&XH... đã khởi công xây nhà mới cho gia đình ông Bùi Văn Cường ở xóm Vành, xã Yên Phú.
Đường tỉnh 445 nối từ quốc lộ 6, địa phận phường Kỳ Sơn đi các xã Hợp Thành, Thịnh Minh (TP Hòa Bình) đi Pheo Chẹ sang Ba Vì (Hà Nội) dài khoảng 16,5km, có vai trò quan trọng thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế nhưng xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn giao thông (ATGT), là nỗi khổ của người và phương tiện qua lại.