(HBĐT) - Để đến homestay Hồng Hạ, từ trung tâm thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế), bạn chỉ cần di chuyển theo tuyến đường Điện Biên Phủ - Lê Ngô Cát - Minh Mạng - QL AH1 đến cầu Tuần rẽ phải, vòng qua đường đến lăng Minh Mạng rồi dọc theo QL49 kết nối thành phố Huế và huyện A Lưới. Dọc đường đi ngang qua các xã Bình Điền, Hồng Tiến, Hương Nguyên trong khoảng 49 km sẽ đến xã Hồng Hạ từ trục đường chính rẽ vào 300 m là đến homestay Hồng Hạ (huyện A Lưới). Xã Hồng Hạ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với suối Pârley, thác Pa Ring, cột đá thiêng A Doi… và không gian văn hóa của đồng bào nơi đây. Điểm du lịch cộng đồng homestay Hồng Hạ vừa được đưa vào khai thác phục vụ du khách từ ngày 22/7/2017.


Khu lưu trú này được xây dựng theo mô hình nhà Gươl truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số với chất liệu gỗ, tre, nứa, tấm lợp lá cọ… mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Chỗ nghỉ của du khách được lắp đặt mới toàn bộ hệ thống điện, bóng đèn, quạt trần; trang bị chăn, ga, gối, đệm, rèm màn đảm bảo phục vụ cho 18 lượt khách/lần lưu trú. Do có độ cao từ 600 - 800 m so với mực nước biển nên ban đêm nhiệt độ giảm, không khí mát lạnh, dễ chịu, thích hợp với các du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày. Hồng Hạ có nhiều điểm đặc biệt để có thể giữ chân khách lưu trú. Bởi đây là loại hình "du lịch xanh”, thay vì ở khách sạn hoặc nhà nghỉ, du khách chọn ở ngay tại nhà của người dân và có thể trải nghiệm cách sống, văn hóa của người bản địa. Tại đây, du khách còn được trải nghiệm không gian văn hóa của đồng bào như đốt lửa trại, uống rượu booh cùng hòa mình với điệu múa Da dá, văn nghệ dân gian. ẩm thực núi rừng cũng là điều không thể bỏ qua với các món ăn đặc trưng như cơm lam, gà đồi nướng, canh súp sắn…Địa phương cũng đã hình hình thành đội văn nghệ dân gian với 12 thành viên, đội ẩm thực gồm 4 thành viên, tổ dệt dèng, đan lát 5 thành viên và tổ phục vụ lễ tân bán hàng, hướng dẫn viên gồm 4 thành viên.


Điểm du lịch cộng đồng Homestay Hồng Hạ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên tươi đẹp, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Khu du lịch sinh thái suối Pârley cũng nằm cách đó không xa, di chuyển khoảng 1 km, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên và ngâm tắm trong dòng suối mát lạnh chảy ra từ núi rừng A Lưới. Điểm du lịch cộng đồng homestay sẽ góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch ở Hồng Hạ. Qua đó đảm bảo phục vụ nhu cầu tham quan, khám phá, trải nghiệm về phong cảnh thiên nhiên, sông, suối, rừng nguyên sinh cho du khách. Đồng thời, du khách được tìm hiểu về các phong tục, tập quán, lễ hội văn hóa và thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc của cộng đồng các dân tộc nơi đây.

Hiện nay, khu du lịch đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều người dân bản địa, bao gồm nguồn thu từ dịch vụ thuê chòi, giữ xe, cho thuê áo phao, thực phẩm, giải khát và tiền vé… Chất lượng dịch vụ, chuyên nghiệp hóa du lịch là một trong những điểm yếu đang được Hồng Hạ từng bước khắc phục. Để đa dạng hóa loại hình du lịch, thu hút nhiều đối tượng du khách, xã đã liên kết với các công ty du lịch, lữ hành để quảng bá, xây dựng các tour du lịch ngắn và dài ngày tham quan danh thắng, trải nghiệm đời sống của đồng bào dân tộc. Địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phối hợp với các tổ chức hữu nghị Huế tập huấn cho thành viên tổ du lịch nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, để tuyên truyền, quảng bá cho du lịch sinh thái Hồng Hạ, thông tin "Suối Pârley – homestay Hồng Hạ” đã được đăng tải trên facebook. Thời gian tới, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và hướng đến việc xây dựng dịch vụ dần có chất lượng hơn sẽ được địa phương tiếp tục chú trọng để du lịch cộng đồng Hồng Hạ trở thành điểm đến thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Hương Lan


Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục