(HBĐT) - Với tiềm năng phát triển du lịch lớn, huyện Lạc Thủy chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp sang dịch vụ du lịch, phấn đấu đến năm 2025 đưa nơi đây trở thành khu du lịch quốc gia. Phát triển du lịch bền vững được đánh giá là bước phát triển, giúp nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

Phối cảnh Dự án khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy.

Lạc Thủy là huyện trung du của tỉnh Hòa Bình với diện tích trên 31 nghìn ha, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch địa phương bởi tập trung nhiều tín ngưỡng tâm linh gắn với cội nguồn của người Mường và người Việt cổ. Trong đó, xã Phú Lão là nơi có nhiều di tích văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội của người Mường, người Thái, đặc biệt là quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnhhang động chùa Tiên, có thể trở thành điểm nhấn trong phát triển dịch vụ, du lịch của huyện.

Liên quan tới vấn đề này, ông Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Lạc Thủy đang có chủ trương tạo điều kiện phát triển, chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp sang dịch vụ du lịch chiếm khoảng 40%. Chúng tôi quyết tâm đến năm 2025 trở thành khu du lịch quốc gia. Bởi vì địa phương chúng tôi rất thuận lợi kết nối các tour du lịch, các điểm du lịch lớn như chùa Hương, chùa Bái Đính, chùa Vân Long, chùa Tam Chúc, khu du lịch Kim Bôi... nên tiềm năng kết nối rất lớn”.

Mỗi năm, lượng du khách tới thăm quần thể di tích chùa Tiên khoảng 600.000 người. Tuy nhiên, thời gian lưu trú của du khách ngắn, trong ngày do chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ nhu cầu ăn, nghỉ.

"Chúng tôi cũng đang đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú để tạo điều kiện cho khách du lịch đến lưu trú, ăn nghỉ, thăm quan học tập. Từ chủ trương, định hướng như thế, các công ty, đi đầu là Tập đoàn Thái Bình Dương đang vào đầu tư sẽ là khởi nguồn tạo điều kiện giải quyết lao động nhàn rỗi cho địa phương. Chúng tôi cũng đang đồng hành với các công ty, doanh nghiệp làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp vào địa phương đầu tư kinh doanh để Lạc Thủy phát triển” - ông Dương Văn Hào khẳng định.

Dự án khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy tại xã Phú Lão do Công ty TNHH MTV Pacific - Hòa Bình (thành viên Tập đoàn Thái Bình Dương) đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa, thăm quan, lễ hội, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, thương mại dịch vụ của khách du lịch và nhân dân địa phương. Theo quy hoạch được duyệt, toàn bộ các hạng mục của dự án đều tập trung vào lĩnh vực văn hóa và nghỉ dưỡng, bao gồmnhững khu chính như: Công viên Một thoáng Việt Nam, Bảo tàng Nguồn cội, khu phục hồi sức khỏe kiểu Nhật, khu khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng (Dự án không có hạng mục liên quan đến tâm linh)... Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ đón khoảng 10.000 lượt khách/ngày, tương đương 3.000.000 lượt khách/năm, giúp thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.




Toàn bộ các hạng mục của Dự án khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy đều tập trung vào lĩnh vực văn hóa và nghỉ dưỡng. Bao gồm những khu chính như: Công viên một thoáng Việt Nam, Bảo tàng Nguồn Cội, Khu phục hồi sức khỏe kiểu Nhật, Khu khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng…(Dự án không có hạng mục liên quan đến tâm linh).

Cùng với khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy, dự án tuyến cáp treo Hương Bình cũng đang hình thành để nối liền hai vùng lễ hội có bề dày về văn hóa và các lễ hội truyền thống của Hà Nội và Hoà Bình. Giúp kéo gần không gian địa lý, rút ngắn thời gian đi lại,tạo cơ hội cho khách du lịch khám phá sự độc đáo của cảnh sắc thiên nhiên và nét đặc trưng trong văn hóa của hai địa phương, góp phần thúc đẩy sự kết nối về văn hóa, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của Hà Nội, Hòa Bình và vùng lân cận.

Nhiều năm qua, đời sống của đa số người dân tại xã Phú Lão còn gặp khó khăn do thu nhập chính vẫn trông chờ vào 1-2 vụ lúa và hoạt động kinh doanh phục vụ lễ hội 3 tháng đầu năm. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao nên nhiều diện tích đất hiện đã bị người dân bỏ hoang. Ông Giang Đức Minh,Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch UBND xã Phú Lão thông tin thêm: "Phú Lão là một xã miền núi thuộc huyện Lạc Thủy, vốn là một xã thuần nông có nhiều khó khăn, đất lúa mỗi năm chỉ làm được 2 vụ, có năm chỉ được 1 vụ năng suất rất thấp, thậm chí có năm các hộ còn để hoang không canh tác vì canh tác còn bị lỗ, thu nhập của người dân còn thấp”.

Gia đình bà Nguyễn Thị Linh, xã Phú Lão sống gần khu vực chùa Tiên. Bà Linh chia sẻ: "Trong năm có 3 tháng lễ hội thôi. Nếu mà có những khu du lịch về đây mở rộng, chúng tôi cũng tham gia cải thiện đời sống, các cháu ngày càng phát triển thì chúng tôi mừng quá”.

Tại Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Thủy lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Lạc Thủy đề ra mục tiêu đến hết nhiệm kỳ, thu nhập bình quân của người dân đạt 52 triệu đồng/người/năm. Với sự góp mặt của ngành dịch vụ du lịch, người dân sẽ có thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập, từ đó góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của địa phương có nhiều tiềm năng như Lạc Thủy.

PV

Các tin khác


Tháp Po Klong Garai - điểm đến hấp hẫn của Ninh Thuận

Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Po Klong Garai (phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử đầy tự hào của đồng bào dân tộc Chăm. Nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn của tỉnh Ninh Thuận.

Gần 12 vạn lượt du khách về với Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

Theo thông tin từ Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Hải Dương, từ ngày 13-18/9 (tức ngày 15 - 20/8 Âm lịch) có khoảng 12 vạn lượt du khách về tham quan, chiêm bái, dâng hương tại khu di tích, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Phát huy tiềm năng du lịch biển Lăng Cô

Thừa Thiên - Huế có 127 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như Thuận An, Cảnh Dương, Tư Hiền, Lăng Cô..., có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch biển. Trong đó, vịnh Lăng Cô được tổ chức Worldbays Club bình chọn là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới (cùng với vịnh Hạ Long và Nha Trang).

Làng Pháp trên đỉnh Bà Nà hills

(HBĐT) - Khu du lịch Bà Nà, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) tọa lạc trên đỉnh Núi Chúa (thuộc dãy núi Trường Sơn), có độ cao 1.487 m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam. Bà Nà được ví như chốn "bồng lai tiên cảnh” bởi không gian núi xanh và mây trắng hòa quyện trong sương mù mờ ảo, khí hậu quanh năm mát mẻ, phong cảnh nên thơ, trữ tình. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Bà Nà hills trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi đến Đà Nẵng.

Di sản Hội An - bảo tàng về lịch sử, kiến trúc và cư dân đô thị

Phố cổ Hội An được Bộ Văn hóa cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào tháng 3/1985; Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 (tháng 8/2009). Hội An được xem như một "bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, đã trở thành nguồn tài nguyên, nguồn động lực quan trọng, có tính quyết định, đưa kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố phát triển vượt bậc.

Đi qua miền đất thi ca

(HBĐT) - Quy Nhơn, Bình Định... miền đất của thi ca, nhạc họa, là nơi nuôi dưỡng mạch ngầm cảm hứng cho bao nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Có dịp đến thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định), lại được đi trên con phố mang tên Xuân Diệu bỗng thấy bao điều thân thương tràn về. Anh Nguyễn Thế (Hà Nội), một người rất mê thơ Xuân Diệu trầm ngâm: "Trước khi đến nơi đây đã biết Bình Định là quê ngoại của thi sĩ họ Ngô. Nhưng đến rồi mà như vẫn chưa tin”. Rồi anh ngân nga những câu thơ quen thuộc bằng chất giọng xứ Nghệ: Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong/ Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang/ Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát/ Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát/ Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm (Cha ở đàng ngoài, mẹ ở đàng trong)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục