(HBĐT) - Trở lại xã Xuân Phong (Cao Phong) - nay là xã Hợp Phong sau sáp nhập, trong những ngày cuối đông, nơi được người dân ví von như "SaPa của Cao Phong”, cái rét "bủa vây” khiến chúng tôi xuýt xoa. Ở đó, có những con người hiền lành, chất phác và mến khách tạo thành hơi ấm của ngọn lửa sưởi lòng người trong giá rét. "Bản nghèo vùng cao này đã thay đổi nhiều lắm!” - ông Bùi Văn Phượng, Bí thư Chi bộ xóm Mừng chia sẻ.



Người dân bản Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) chăm sóc các gốc đào bản địa.

Chuyện thuở xưa ở bản Mừng

Nằm cách trụ sở UBND xã chừng 7 km, nhưng chiếc xe ô tô con của chúng tôi chỉ đi được 5 km là dừng lại do phần đường còn lại dốc cao, có hủm sâu nên xe không qua được. Cuốc bộ vượt qua đoạn đường dốc, chúng tôi may mắn vì gặp được những người tốt bụng cho đi nhờ xe máy vào trong làng. Người chở tôi đi là anh Bùi Văn Hiểu, Trưởng xóm Mừng, chiếc xe đã cũ liên tục gằn máy do cài số 1 vì đường dốc khó đi. Vừa đi, anh Hiểu vừa kể: "Đường sá được như bây giờ, bà con đã phấn khởi lắm rồi. Cách đây đôi chục năm, đường từ trung tâm xã đến xóm chỉ là con đường mòn rộng khoảng 1m men sườn đồi, độ dốc cao từ 10 - 12%. Thời còn là học sinh, chúng tôi ai cũng đều phải dậy từ 4 - 5h cầm theo bó đuốc soi đường đi bộ mới kịp giờ học”.

Cứ thế, con đường gồ ghề dẫn chúng tôi đến xóm nhỏ bình yên trên đỉnh núi. Từ trên cao nhìn xuống là những khoảnh ruộng bậc thang. Bản Mừng chỉ có hơn 50 hộ, 228 nhân khẩu, đa số là dân tộc Mường, một nửa số dân sinh sống tại khu ở cũ, một nửa di chuyển đến khu tái định cư mới là Bái Nghia để sinh sống. Nhắc đến bản Mừng, đồng chí Bùi Văn Thưởng, cán bộ xã Xuân Phong nhớ lại câu chuyện xưa: "Hồi chưa làm đường, cứ mỗi lần cán bộ nào có việc được phân công lên xóm Mừng là đêm trước đó lại tất tưởi chuẩn bị đồ đạc và đi bộ cả ngày trời mới đến nơi. Công tác đã 20 năm tại xã, tôi vẫn nhớ những lần đi bộ từ tờ mờ sáng để lên xóm làm việc, trên tay bó đuốc, nắm xôi, ít ruốc hoặc muối vừng để dùng dọc đường lúc đói. Thời đó có xe máy cũng leo lên không nổi”.

Trò chuyện cùng những người trung tuổi trong làng ai cũng đều nhớ cái cảm giác 4h sáng, cả làng hô nhau dậy cùng gánh nông sản ra trung tâm xã để bán lấy tiền mua sắm nhu yếu phẩm sinh hoạt. Thời đó, bản Mừng chưa có con đường và cũng chưa có ánh điện lưới quốc gia. Trong câu chuyện dang dở, nhiều kỷ niệm ùa về khiến ai nấy không khỏi xúc động, ông Bùi Văn Hồng nhớ lại: "Năm 2007, gia đình tôi là hộ đầu tiên trong xóm lợp nhà bằng ngói pro xi măng. Phải ra tận thị trấn mới mua được rồi chở về điểm tập kết tại một chợ cóc gần đường lên xóm. Sau đó huy động thanh niên, người thân vác từng tấm về để lợp nhà. Đường thì khó đi, tấm lợp thì cồng kềnh nên rất vất vả. Khó khăn là thế nhưng thấy vui, ấm lòng vì luôn có tình làng, nghĩa xóm”.

Có đường, có điện... và những cái tết sung túc

Từ nguồn ngân sách Nhà nước, con đường bê tông nối từ trung tâm xã lên bản Mừng bắt đầu được triển khai xây dựng từ năm 2007 - 2011. Từ đây, những vết bánh xe máy đầu tiên bắt đầu lăn trên con đường đến xóm. Ông Bùi Văn Xuân là người mang chiếc xe máy đầu tiên về xóm như tạo nên một hiệu ứng dây chuyền, tiếp đó là chiếc Sirius nay đã cũ chỉ còn là kỷ niệm của ông Bùi Văn Hồng, rồi 4-5 hộ nữa rủ nhau cùng sắm xe máy. Ông Hồng chia sẻ: "Năm đó gia đình quyết định mua xe cũng phải vay mượn, nhưng lúc ấy có đường Nhà nước làm cho rồi, nên có động lực để mua chiếc xe đi lại cho đỡ vất vả”. Tuy con đường đến nay mới hoàn thành hơn 70% nhưng đánh dấu một trang mới cho cuộc sống của bà con bản Mừng. Có đường, rồi điện cũng theo đó được kéo về từ năm 2012 thắp lên ánh đèn của những ước mơ trải qua bao đời trên mảnh đất ấy. Dần dần, các gia đình sắm sửa những vật dụng thiết yếu sử dụng điện như bóng đèn, tivi, tủ lạnh… Hàng hoá nông sản của bà con cũng bán được giá hơn.

Từ năm 2012 đến nay, bà con bản Mừng đã có cảm giác của những cái Tết sung túc nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với sự đầu tư về điện, đường, trường, nhà văn hoá… Bà con phấn khởi tích cực lao động, sản xuất, nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 9 triệu đồng (năm 2011) lên 17 triệu đồng (năm 2019). Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hiện đa phần các hộ trong xóm đều có nhà xây kiên cố, nhiều đoạn đường được bê tông hoá giúp bà con đi lại thuận tiện, không còn hộ nào thiếu điện, thiếu nước hợp vệ sinh.

Ở vùng "SaPa” này được thiên nhiên ưu đãi cho thời tiết phù hợp với trồng đào bản địa. Toàn xóm có hơn 200 gốc đào. Mỗi dịp Tết Nguyên đán cận kề, ngoài việc bán đào, có gia đình đem những cành đào đẹp đến tặng người thân ở làng trên, xóm dưới như biếu một thứ "đặc sản Tết”. Khi Tết đến xuân về, kèm theo mỗi cành đào, nhà nhà đều treo cờ Tổ quốc. Cùng các "hướng dẫn viên” bản địa, chúng tôi dạo một vòng quanh xóm, nhiều hộ tất bật sửa sang nhà cửa, hộ thì bắt nhốt lợn để thịt dịp tất niên, mua sắm đồ đạc mới… Tất cả hiện lên không khí xuân ở một vùng quê bình yên mà đầm ấm tình người.


Thanh Sơn


Các tin khác


Hơn 100.000 vé máy bay và gần 20.000 tour giá rẻ tại VITM 2020

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2020 (VITM) sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4/4/2020 tại Hà Nội với chủ đề "Di sản- Nguồn lực của Việt Nam”.

Du Xuân non nước Cao Bằng

Cao Bằng, tỉnh miền núi biên giới Đông Bắc có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2, diện tích núi rừng chiếm hơn 90%, là cao nguyên đá vôi xen với đất, độ cao trung bình trên 300m, vùng giáp biên có độ cao từ 600 đến 1.300m so với mặt nước biển. Là tỉnh có địa hình khá đa dạng, nhiều sông suối, đồi núi trùng điệp, thung lũng sâu… đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù có thể phát triển những sản phẩm đặc trưng.

Tây Ninh và Phú Quốc là hai điểm sáng giá cho du Xuân

Tây Ninh và Phú Quốc không mới, nhưng những trải nghiệm mới toanh vừa ra mắt những ngày đầu năm lại đang đưa hai điểm đến này thành địa chỉ chơi Tết Canh Tý độc đáo bậc nhất "vịnh Nam Bộ”.

Thủ tướng Chính phủ xếp hạng bảy di tích quốc gia đặc biệt

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Hấp dẫn nhiều tour du lịch dịp Tết Nguyên đán

Khác với các năm trước, Tết dương lịch năm 2020 nghỉ một ngày vào giữa tuần và lại gần với dịp Tết Nguyên đán nên nhu cầu du lịch của người dân Thủ đô năm nay đổ dồn vào dịp Tết Nguyên đán.

Nhà thờ đá Phát Diệm - độc đáo kinh đô Công giáo Việt Nam

(HBĐT) - Nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể nhà thờ Công giáo được các chuyên gia đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Công trình là sự kết hợp độc đáo của kiến trúc đình, chùa phương Đông với lối kiến trúc Gôtic của phương Tây. Công trình còn đặc sắc bởi sự hài hòa âm dương trong từng phiến đá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục