(HBĐT) - Nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể nhà thờ Công giáo được các chuyên gia đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Công trình là sự kết hợp độc đáo của kiến trúc đình, chùa phương Đông với lối kiến trúc Gôtic của phương Tây. Công trình còn đặc sắc bởi sự hài hòa âm dương trong từng phiến đá.
Sơ của nhà thờ đá Phát Diệm giới thiệu với khách du lịch sự tinh xảo trong nghệ thuật chạm khắc đá tại công trình nhà thờ đá.
Công trình tọa lạc trên diện tích 22 ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình). "Kim Sơn” có nghĩa là núi vàng, "Phát Diệm” là tỏa ra vẻ đẹp. Sau khi nghiên cứu kỹ về lịch sử, vị thế của vùng đất, linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) quyết định chọn Kim Sơn là nơi xây dựng công trình giành cho người Công giáo. Năm 1875, công trình chính thức được khởi công, năm 1898 cơ bản hoàn thành, đến năm 1899, linh mục Trần Lục qua đời.
Theo các tài liệu ghi chép lại, quá trình xây dựng nhà thờ rất khó khăn và được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. Nguyên liệu xây dựng chủ yếu bằng đá và gỗ lim được lấy từ nhiều địa phương như Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây… Đá được lấy từ núi Thiện Dưỡng cách Phát Diệm 30 km, lấy từ núi Nhồi cách 60 km. Có những cây gỗ nặng 7 tấn, những phiến đá nặng tới 20 tấn nhưng đều được vận chuyển bằng sức người. Tuy khó khăn là vậy nhưng quá trình vận chuyển không xảy ra bất cứ tai nạn nào.
Trong số 11 công trình trong quần thể di tích nhà thờ đá Phát Diệm, công trình Phương Đình, nhà thờ chính tòa (nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) và nhà thờ đá (nhà nguyện trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ) là 3 công trình độc đáo, tinh xảo nhất.
Xung quanh tòa Phương Đình là các cây cổ thụ lớn tạo cho du kháchcảm giác gần gũi, thân quen như hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Phương Đình gồm 3 tầng được dựng lên bởi những phiến đá lớn, có kết cấu tam quan thường thấy trong kiến trúc của người Việt. Tầng dưới lớn nhất được xây dựng bằng đá xanh vuông vắn, chia thành 3 lòng, trong mỗi lòng có một sập đá. Phía trên là những vòm đá được xây dựng kiên cố vừa tượng trưng cho vòm trời, vừa tạo cảm giác thanh thoát. Giữa Phương Đình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu bằng đa chạm khắc hình ảnh Chúa Jesus và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ 2 treo một chiếc trống lớn. Tầng 3 treo một quả chuông cao 1,4 m, đường kính 1,1 m, nặng gần 2 tấn, xung quanh chuông có 4 nút chuông, tương ứng với 4 mùa xuân - hạ - thu - đông. Chuông được đánh bằng rùi gỗ và đánh theo mùa thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiện, Phó đại diện giám quản Giáo phận Phát Diệm cho biết: Viên ngọc quý của quần thể nhà thờ đá Phát Diệm chính là nhà thờ đá, có tên nguyên thủy là "nhà nguyện trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ”. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1883 hoàn toàn bằng đá, từ nền, tường, chấn song… Bước chân vào nhà thờ đá mọi người sẽ có cảm giác từ trường phát ra từ những phiến đá để cân bằng âm dương có thể chữa bệnh. Phía ngoài nhà thờ là hai ngọn tháp tựa như ngọn Tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm, điểm khác ở đây hình tượng thánh giá thay chỗ cho cây bút. Ngọn tháp ở giữa được chạm trổ rất đẹp, có bức phù điêu với hình trái tim bị đâm xuyên qua là biểu tượng cho trái tim vô nhiễm nguyên tội của Đức Mẹ. Đức Mẹ chứng kiến Chúa Jesu chết nhưng mẹ không khóc bởi vì trái tim mẹ ôm chọn tình yêu thương của mỗi chúng ta. Bàn thờ Đức Mẹ trong nhà thờ được làm bằng đá và được đánh bóng bằng lá chuối khô. Dưới đôi bàn tay điêu khắc tài hoa của các nghệ nhân, đá biến hóa thành muôn hình vạn trạng, trở nên mềm mại, uyển chuyển. Trên các phiến đá lớn có thể bắt gặp hình ảnh chim phượng, bông sen, ở bức thông phong còn có hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam.
Trung tâm và cũng là điểm nhấn của quần thể là nhà thờ chính tòa. Nhà thờ chính tòa được khởi công xây dựng năm 1891 với tên chính thức là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi. Bên trong nhà thờ lớn có 52 cột đỡ, sắp xếp thành 6 hàng, chia không gian nhà thờ thành 9 gian. Lối vào nhà thờ và lòng nhà thờ cao vút theo kiến trúc trúc phương Tây, còn kiến trúc phương Đông thể hiện qua cách bố trí cột kèo, các họa tiết chạm trổ hoa văn uyển chuyển, nhẹ nhàng, tinh tế. Điều linh thiêng trong nhà thờ chính tòa là trong nhà thờ đặt 6 phiến đá chìm trên sàn là 6 ngôi mộ của 6 vị giám mục chôn cất bên dưới.
Nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là nơi giáo dân đến cầu nguyện mà còn là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, nhà thờ đá Phát Diệm thu hút số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan, khám phá. Anh Nguyễn Thế Nhâm, Phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đến thăm nhà thờ đá Phát Diệm, tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự độc đáo đến từng chi tiết của công trình. Nhờ trí tuệ uyên bác của cụ Sáu và sự kiên cường của các nghệ nhân đã tạo nên một kiệt tác nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây; giữa gỗ và đá. Đặc biệt, những hướng dẫn viên du lịch chính là các sơ trong nhà thờ rất nhiệt tình giới thiệu cho khách du lịch về nét đẹp, sự độc đáo trong kiến trúc và ý nghĩa tôn giáo của nhà thờ đá Phát Diệm.
T.T
(HBĐT) - Trong cái rét cuối đông, mọi người, mọi nhà đều đang hối hả bận rộn với những công việc còn lại trong năm cũ 2019 để bước sang năm mới dương lịch 2020 đầy hy vọng về một năm may mắn và thành công. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, dịp nghỉ Tết Dương lịch năm nay đúng vào ngày thứ 4 giữa tuần, nên chỉ được nghỉ duy nhất một ngày 1/1/2020. Vậy, các gia đình và nhóm bạn trẻ nên chọn đi chơi đâu vào dịp này tại mảnh đất Hòa Bình thơ mộng?
Tối 25/12, tại Di sản Văn hóa thế giới Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An tổ chức lễ đón vị khách du lịch quốc tế thứ 4,6 triệu năm 2019.
Đây không chỉ là khu dự trữ sinh quyển thứ 5 ở Việt Nam được UNESCO công nhận cho đến hiện tại mà còn là khu dự trữ lớn thứ hai trong tổng số 8 Khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam.
(HBĐT)-Từ rất lâu đã ấn tượng đặc biệt về vùng đất Phú Yên, nơi cái nắng, cái gió đã lồng lộng đi vào câu thơ của nhà thơ Trần Mai Ninh năm nào: Ơ cái gió Tuy Hoà/Cái gió chuyên cần/Và phóng túng/Gió đi ngang, đi dọc/Gió trẻ lại - lưng chừng/Gió nghỉ/Gió cười,/Gió reo lên lồng lộng... Từng một lần ngồi bên một quán nhỏ bên dòng sông Đà Rằng-chảy từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ nghe gió thổi vi vút, để rồi có lần nữa trở dải đất miền Trung nhiều điều tuyệt vời này...
(HBĐT) - Xứ sở sương mù huyền ảo Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 80 km, thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, được du khách ví von như xứ sở sương mù huyền ảo, Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam.
(HBĐT) - Sáng 20/12, tại thành phố Yên Bái, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2019, triển khai hoạt động hợp tác năm 2020. Dự hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Du lịch; lãnh đạo UBND các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang. Về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.