(HBĐT) - Sáng 14/10, tại BaKhan Vila Resort, xóm Khan Hạ, xã Sơn Thủy (Mai Châu), Sở VH-TT&DL tổ chức lễ phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2, năm 2020. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Tổng Cục Du lịch, các Vụ Lữ hành, Thị trường, Khách sạn, một số doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội. Tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; Hiệp hội Du lịch tỉnh, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn và đông đảo cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.
Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19, từ đầu năm đến nay, hoạt động du lịch ở Hòa Bình trầm lắng. Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch do Bộ VH-TT&DL phát động vào tháng 3/2020 với chủ đề "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, trung tuần tháng 6, tỉnh ta đã tổ chức Chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 1, địa điểm tại Công ty CP du lịch Hòa Bình. Chương trình thu hút gần 200 đại biểu tham gia và đã góp phần làm ấm lại thị trường du lịch Hòa Bình. Tuy nhiên, từ cuối tháng 7/2020, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Đà Nẵng - trung tâm du lịch lớn của cả nước, du lịch tỉnh ta cũng chịu chung tác động. Hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch lần 2 do Bộ VH-TT&DL phát động, Hòa Bình đã tổ chức phát động Chương trình kích cầu du lịch lần 2/2020 với chủ đề: "Du lịch Hòa Bình an toàn và hấp dẫn”. Trong khuôn khổ diễn đàn này, sáng 13/10, Sở VH-TT&DL đã tổ chức đoàn Famtrip đi khảo sát để quảng bá sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần trên tuyến hồ Hòa Bình.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã khái quát lại tiềm năng, lợi thế và định hướng của tỉnh cho phát triển du lịch trong thời gian tới. Nhân lễ phát động kích cầu du lịch, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, các thành viên BCĐ du lịch tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai sâu rộng, có hiệu quả Chương trình kích cầu du lịch của tỉnh. Đề nghị các doanh nghiệp du lịch thực hiện đúng cam kết đã công bố trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc giảm giá nhưng không giảm chất lượng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tri ân khách hàng bằng nhiều hình thức, kết hợp với thực hiện ứng xử văn minh lịch sự, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, ATTP, phòng chống cháy nổ, thân thiện với môi trường… để Hòa Bình thực sự là điểm đến an toàn và hấp dẫn. Đề nghị Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành trong nước tăng cường phối hợp thực hiện các hoạt động nhằm kích cầu du lịch Hòa Bình nói riêng, cả nước nói chung để thị trường du lịch đạt được kết quả như kỳ vọng.
Thúy Hằng
Ngành du lịch đã tiếp tục phát động chương trình kích cầu nội địa lần 2, đề cao yếu tố an toàn, hấp dẫn, nhằm "vực dậy” ngành du lịch trong mùa cuối năm 2020.
(HBĐT) - Khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn, cùng các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo, gắn liền với điểm thăm quan công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Những năm gần đây, tiềm năng, thế mạnh kinh tế du lịch vùng hồ được tỉnh chú trọng đưa vào khai thác. Đồng thời, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch vùng hồ.
(HBĐT) - Những năm qua, cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tuổi trẻ Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
(HBĐT) - Thử một lần khám phá rừng tràm đẹp nhất Việt Nam, khách viễn phương mới thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trác tuyệt, kiều diễm của nàng thơ Trà Sư.
(HBĐT) - Có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Tân Lạc đang tận dụng tối đa những lợi thế này để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ).
(HBĐT) Với
vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng
của tỉnh, đã tạo nên sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước và quốc tế.
Sự phát triển của ngành "công nghiệp không khói” là lợi thế để tỉnh xây
dựng, phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch. Từ đó, góp phần giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP và cải thiện
đời sống người dân.