(HBĐT) - Đó là nội dung cốt lõi được đề cập tại Kết luận số 579- KL/TU, ngày 30/10/2020 của BTV Tỉnh ủy sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 22/9/2017 của BTV Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 08, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Kết luận nêu rõ: Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư được chú trọng. Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày được nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách. Lượng khách du lịch trong nước, quốc tế tăng nhanh; tổng thu từ hoạt động du lịch có mức tăng trưởng tốt, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, đó là: Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch còn chậm, thiếu đồng bộ, đặc biệt là các tuyến đường giao thông kết nối tuyến, điểm du lịch; bến cảng phục vụ tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trên hồ Hoà Bình chưa được đầu tư xây dựng tương xứng với quy mô phát triển và quy hoạch của khu du lịch quốc gia; chưa thu hút được các tập đoàn có thương hiệu lớn đầu tư; sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao; các chỉ tiêu của nghị quyết đến năm 2020 chưa hoàn thành…

Với quyết tâm "khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc…”,  BTV Tỉnh ủy đã chỉ ra nhiệm vụ cho thời gian tới, đó là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 15-CTr/TU của BTV Tỉnh uỷ và Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU của UBND tỉnh. Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách và huy động các nguồn lực của toàn xã hội để triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả.

Tiếp tục chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án của T.Ư và của tỉnh về phát triển du lịch; rà soát, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù tạo cơ sở pháp lý để hỗ trợ các nhà đầu tư, cộng đồng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, trải nghiệm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quảng bá, xúc tiến du lịch. Có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp kinh doanh du lịch tháo gỡ khó khăn do tình hình dịch bệnh để các doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định và tiếp tục phát triển...

Phấn đấu đến năm 2025: Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đạt trên 6 nghìn phòng; đạt 4,9 triệu lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2030, hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tăng cường thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nâng cao chất lượng các sản phẩm, thương hiệu du lịch tỉnh Hòa Bình, đón 7,3 triệu lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng; khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.                                                     

T.H (TH)


Các tin khác


Tôn vinh ẩm thực, di sản để xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam

Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Việt Nam vinh dự được bình chọn là "Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á”, "Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á” và "Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á”.

Giải thưởng Du lịch thế giới 2020 có thiếu thực tế?

Theo các chuyên gia, năm 2020 ngành du lịch thế giới bị ảnh hưởng mạnh nhất, nhưng giải thưởng Du lịch thế giới 2020 vẫn trung thành với những hạng mục như các năm trước là chưa hợp lý.

Long lanh “Giọt ngọc” Thất Sơn

(HBĐT) - Có câu "Bình minh của nhân loại bắt đầu từ khi có lửa. Nhưng nền tảng của sự sống lại khởi nguồn từ nước”. Thật đúng vậy, ở đâu có nước, là ở đó có sự sống.Từ ngàn xưa, nước còn được các thần y đánh giá là dược liệu "thần thánh" giúp con người chữa "bách bệnh".

Kích cầu du lịch - cần sự góp sức, chung tay

(HBĐT) - Dẫu là địa phương khá "an toàn” trong đại dịch Covid-19, nhưng từ đầu năm đến nay, du lịch tỉnh ta cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch do Bộ VH-TT&DL phát động, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức 2 đợt phát động kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch.

Huyện Tân Lạc: Doanh thu du lịch ước đạt trên 15 tỷ đồng

(HBĐT) - Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, huyện Tân Lạc đã có sự đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, các loại hình dịch vụ như: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống chất lượng cao… để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

Nước nổi Trà Sư

(HBĐT) - Mưa tạnh, cũng là lúc lũ đầu nguồn bắt đầu đổ về dồn dập và trù phú trên khắp khu vực ĐBSCL. Trong cái tiết trời tháng 10 giữa mùa nước nổi ấy, ta lại động lòng tha thiết với biết bao cảnh sắc hữu tình, lưu luyến với món tình cảm đượm nồng mà thiên nhiên đã ưu ái cho rừng tràm Trà Sư những ngày nhiễm màu phù sa. Chỉ khi ở trong khoảnh khắc giao thoa kỳ diệu giữa tâm hồn và khung cảnh chim trời cá nước, ta mới vội vã khắc khoải về những ký ức đã xa…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục