(HBĐT) - Dù là huyện còn nhiều khó khăn, nhưng Đà Bắc đang sở hữu những lợi thế riêng có về thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp, bản sắc văn hóa giàu bản sắc, nằm trong quy hoạch phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình, được xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Những năm gần đây, huyện đã có những giải pháp cụ thể hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các loại hình du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ), sinh thái, trải nghiệm đem lại hiệu quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống Nhân dân.


Du khách trải nghiệm tại homestay Lake view ở xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Từ năm 2016, huyện Đà Bắc đã xây dựng Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó xác định khai thác tiềm năng thiên nhiên tươi đẹp với núi non kỳ vĩ, rừng già nguyên sinh, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc để phát triển DLCĐ là nội dung quan trọng. Huyện đã thành lập Công ty CP DLCĐ Đà Bắc, hỗ trợ giúp chuyển đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ DLCĐ phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn khi chú trọng quảng bá, kết nối thị trường khách; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch của người dân Đà Bắc, phát triển DLCĐ một cách bền vững.

Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Đà Bắc Bùi Thị Hồng Anh cho biết: Công tác phát triển du lịch huyện có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đã hình thành các điểm, tour, tuyến du lịch. Huyện tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là điểm quy hoạch phát triển du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, từng bước đem lại hiệu quả, góp phần phát triển du lịch địa phương. Trên cơ sở Tổ chức AOP hỗ trợ, hướng dẫn các điểm DLCĐ tại các xã: Hiền Lương, Tiền Phong, Cao Sơn làm du lịch, từng bước đem lại nguồn thu nhập ổnđịnh cho Nhân dân. Năm 2018, điểm du lịch Đá Bia nay là xóm Đức Phong, xã Tiền Phong đoạt giải thưởng ASEAN về du lịch cộng đồng và được tổ chức công bố vào đầu năm 2019.

Trong năm 2019, UBND huyện đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch và nông nghiệp huyện Đà Bắc tại khu du lịch sinh thái Đảo Dừa, xã Vầy Nưa, thu hút 45 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, hơn 400 đại biểu tham dự. Tại hội nghị đã giới thiệu 16 điểm du lịch thu hút đầu tư, đã ký bản ghi nhớ với 9 nhà đầu tư, dự kiến kinh phí đầu tư ban đầu hơn 2.000 tỷ đồng. Cũng trong năm 2019, huyện phối hợp với Sở VH-TT&DL khảo sát hang Sông, xã Vầy Nưa, hang Hổ Vàng, xã Nánh Nghê, đề nghị lập hồ sơ khoa học công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Tuy nhiên, đến nay, huyện chưa bố trí được nguồn kinh phí lập hồ sơ khoa học công nhận danh lam thắng cảnh cho 2 điểm hang này. Trên địa bàn huyện hiện nay có 3 Công ty làm đầu mối du lịch là Công ty CP DLCĐ Đà Bắc, Công ty Du lịch Đại Dương và Công ty Du lịch Nhật Minh, hàng năm tổ chức các tuor cho khách du lịch đến - đi du lịch trong và ngoài huyện. Toàn huyện hiện có 21 cơ sở lưu trú, trong đó có 7 nhà nghỉ, 1 điểm lưu trú du lịch Đảo Dừa, xã Vầy Nưa; 13 hộ làm du lịch cộng đồng tại các xã: Hiền Lương, Cao Sơn, Tiền Phong; 1 điểm du lịch Homestay Hồ Tằm, xã Cao Sơn.

Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã hình thành các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng bước đầu có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước như: Điểm du lịch Đảo Dừa, xã Vầy Nưa, các điểm du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn; xóm Ké, xã Hiền Lương; xóm Đức Phong (Đá Bia), xóm Đoàn Kết (Mó Hém), xã Tiền Phong. Điểm du lịch tâm linh Thác Bờ, xã Vầy Nưa hàng năm thu hút lượng khách lớn đến vãn cảnh hành hương...

Với các giải pháp cụ thể, hoạt động du lịch của huyện vùng cao Đà Bắc đã có những khởi sắc đáng mừng, lượng khách và doanh thu du lịch tăng lên theo hàng năm, đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng, huyện đã đón 9 vạn lượt khách, doanh thu đạt 30 tỷ đồng. Thời gian tới, huyện Đà Bắc tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch theo quy hoạch; nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn. Đầu tư nghiên cứu xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mới mang tính chất đặc trưng, độc đáo của địa phương thu hút khách thăm quan du lịch, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, ngành và doanh nghiệp về yêu cầu phát triển du lịch; hỗ trợ các xóm, bản làm du lịch tiếp tục đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các sản phẩm để phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách trong và ngoài nước.


Linh Trang


Các tin khác


Suối nguồn tâm linh

Có một hiện tượng tự nhiên kỳ lạ và dường như xem là điều kỳ bí mà hàng triệu năm qua chưa được con người giải mã. Trong khi sơn dân ở các nơi khác chật vật với nguồn nước sinh hoạt hằng ngày, thì người dân Thiên Cấm Sơn chưa bao giờ han nước. Nước tuôn chảy trong lòng núi, dưới tầng sâu của mặt đất, tưới xanh ruộng nương và là nguồn sống cho muôn loài. nui-cam-5

Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phát triển du lịch

(HBĐT) - Cụ thể hóa Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 30/12/2016 của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (NQ 10), UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 2025, tiến tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Khung trời bình yên của đàn thiên Điểu

(HBĐT) - Những tòa nhà cao vút mọc lên, đã choán hết những khoảng trời của chim chóc, thậm chí nhiều cây xanh bị tỉa cắt thô bạo ảnh hưởng nơi ăn chốn ở của loài vốn dĩ nhạy cảm với tình người. Đó là lý do từng đàn chim trời lũ lượt kéo nhau đi cư về vùng rừng núi. Hữu duyên, rất nhiều loài chim thông minh tìm về Trà Sư, cánh rừng xanh bạt ngàn làm nơi dừng chân lý tưởng để an cư, thỏa sức sải cánh kiêu sa, tiếp tục sứ mệnh làm đẹp cho đời.

Kỳ “quang”

(HBĐT) - Rộng ước chừng đến hơn 275ha trên vùng bán sơn địa, công trình Nhà máy điện mặt trời Sao Mai tại huyện Tịnh Biên đang ngày càng "tán xạ” rực rỡ biểu tượng của sự phồn thịnh, của bước chuyển mình sang kỷ nguyên những kỳ quan nhân tạo vĩ đại. Ở đó, bằng lăng kính chiến lược tầm vĩ mô của nhà đầu tư và sự giúp sức nhiệt thành từ cấp Trung ương đến địa phương, một bức họa đồ sơn thủy khô cằn của vùng biên thùy Tây Nam đang dần được thay thế bởi những điều kỳ vĩ, nơi hai dòng "năng lượng” - hiện đại và tâm linh đang song song tồn tại và không ngừng chảy xuyên suốt nội tại của đại dự án quang năng này.

Gỡ khó cho du lịch xóm Chiến

(HBĐT) - Từ trung tâm xã Vân Sơn (Tân Lạc), chúng tôi vượt qua hơn 2km đường liên xã đã xuống cấp, tiếp đó là cẩn trọng "bò” thêm khoảng gần 2km đường bê tông liên xóm khá nhỏ và quanh co mới lên được đến được điểm du lịch cộng đồng xóm Chiến. Đường lên xóm khá nhỏ, hai bên đường các hộ dân đã xây tường bao kiên cố, xe 29 chỗ khó mà qua được. Đây cũng chính là lý do đã có những đơn vị lữ hành đến khảo sát để đưa khách đến xóm Chiến nhưng rồi thất vọng quay đi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục