Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh ngày 17-2 cho biết, dịch Covid-19 tái bùng phát vào thời gian cao điểm du lịch Tết Nguyên đán, đã ảnh hưởng tiêu cực tới công suất đặt phòng và tour tuyến tại TP Hồ Chí Minh trong dịp Tết Tân Sửu.


(Ảnh: NDĐT)

Theo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (từ ngày 9 đến 17-2), thành phố ghi nhận có khoảng 1.800 khách đặt phòng lưu trú. Đây là số liệu báo cáo của 22/124 khách sạn (từ 3-5 sao hoặc tương đương) trên địa bàn TP.

Thống kê công suất phòng lưu trú ghi nhận đến thời điểm hiện tại ở các cơ sở lưu trú trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt dưới 10%.

Theo báo cáo sơ bộ từ các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu trên địa bàn, lượng khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu sụt giảm mạnh ở hầu hết hành trình du lịch. Trong đó, có thể kể đến chương trình du lịch dành cho khách đoàn doanh nghiệp, khách lẻ, khởi hành theo lịch định sẵn...

Dịch Covid-19 bùng phát vào thời điểm ngày 28-1 - thời gian cao điểm đặt chương trình du lịch Tết Nguyên đán, không chỉ làm giảm sức mua của khách hàng, còn dẫn đến tình trạng khách hàng mong muốn hủy/hoãn, hoàn tiền, dời ngày và đổi tuyến tour...

Tuy nhiên, ghi nhận xu hướng người dân không về quê ăn Tết vì quan ngại nguy cơ bị cách ly, bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 là cơ hội cho chương trình du lịch tại chỗ ở TP Hồ Chí Minh hoặc địa điểm không nằm trong vùng dịch. Do đó, một số công ty lữ hành vừa nâng cao biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh chương trình du lịch ngắn ngày, chủ yếu sử dụng phương tiện ô tô, tặng combo khẩu trang y tế và nước rửa tay. Mặc dù vậy, thực tế các cơ sở lưu trú, khách sạn 4-5 sao vẫn rất vắng khách.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ Tết Tân Sửu, để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh, cũng như hỗ trợ cung cấp thông tin cho ngành Y tế kịp thời truy vết khi cần thiết, Sở Du lịch TP đã đề nghị các cơ sở lưu trú báo cáo tình hình hoạt động và số lượng khách đặt phòng lưu trú.

Bên cạnh đó, Sở tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú du lịch rà soát những đoàn khách du lịch đến, đi từ địa phương có dịch.

Hiện, Sở đã phối hợp Sở Y tế tham mưu UBND Thành phố công nhận 29 cơ sở lưu trú du lịch làm điểm cách ly, tương ứng 2.053 buồng/phòng. Ngoài ra, có bốn cơ sở lưu trú đã được Sở Y tế thẩm định để trình UBND Thành phố và đề xuất khảo sát, thẩm định mới thêm 33 cơ sở lưu trú đã đăng ký với Sở Du lịch.

Đặc biệt, các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đều thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí an toàn đối với ngành Du lịch của UBND Thành phố ban hành, bảo đảm  triển khai thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Điển hình, cơ sở lưu trú du lịch rà soát, nắm bắt đầy đủ thông tin cá nhân của khách lưu trú du lịch đến từ vùng dịch; cập nhật, gửi thông tin khách đang lưu trú về Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh. Các cơ sở lưu trú cũng thực hiện giám sát y tế khách lưu trú và biện pháp bảo đảm an toàn cho khách lưu trú, người lao động; áp dụng biện pháp 5K "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế".

Dự báo năm 2021, lượng khách lưu trú đến các cơ sở lưu trú du lịch có nhiều biến động do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn đến tâm lý e ngại, nên du khách cũng như người dân chưa có dự định đặt phòng và trải nghiệm dịch vụ tại khách sạn.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục