Thái Lan đang cân nhắc thay đổi mô hình tái mở cửa du lịch cho khách du lịch quốc tế với việc áp dụng chính sách "Một SOP, một hệ thống” (OSOS), hủy bỏ việc cách ly bắt buộc và các tuyến du lịch khép kín đối với tất cả mọi khu vực trong vòng một năm tới và giảm một nửa phí xét nghiệm Covid-19.


Thái Lan sẽ bỏ quy định cách ly bắt buộc và tuyến du lịch khép kín (Ảnh: REUTERS)

Từ ngày 1/7, Thái Lan đã bắt đầu triển khai chương trình mở cửa thử nghiệm du lịch tại một số địa phương như Phuket, Koh Samui, Koh Phangan và Koh Tao. Tuy nhiên, sau hai tháng triển khai, lượng khách du lịch quốc tế tham gia các chương trình này không đạt được như kỳ vọng ban đầu. Trong bối cảnh Thái Lan chuẩn bị tiến hành mở cửa thêm một số khu vực khác từ ngày 1/10 tới, ngành du lịch nước này muốn loại bỏ một số hạn chế, được cho là những trở ngại của cả hai mô hình "Hộp cát Phuket” hay "Samui Plus”, thí dụ như chi phí xét nghiệm Covid-19 cao, hạn chế về địa điểm du lịch hay khác biệt về phương pháp mở cửa.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) Yuthasak Supasorn ngày 14/9 cho biết, trong thời gian tới, khi mở cửa du lịch, tất cả các tỉnh sẽ áp dụng các SOP (các thủ tục hoạt động tiêu chuẩn) giống nhau, cho phép khách du lịch được tự do tới các khu vực được định sẵn tại mỗi tỉnh. Các du khách sẽ chỉ phải tuân thủ các hướng dẫn cần thiết, thí dụ như kích hoạch ứng dụng Mor Chana và được kiểm tra hằng ngày thay vì phải cách ly trong khách sạn hay chỉ tham quan đây đó trong khuôn khổ một chương trình du lịch khép kín.

TAT cũng đang tiến hành thảo luận với giới chức y tế nước này về việc cắt giảm khoản phí 8.000 bạt cho ba lần xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR, vốn bị coi là một rào cản trong các chương trình tái mở cửa ở cả Phuket và Samui trong vài tháng qua.

Ông Yuthasak nói: "Chúng tôi sẽ cố gắng giảm một nửa giá xét nghiệm Covid-19 theo phương pháp RT-PCR và cho phép du khách sử dụng các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong các lần xét nghiệm thứ hai và thứ ba. Chi phí cả gói sẽ được áp dụng tổng thể tại tất cả các tỉnh từ tháng 10 tới, kể cả chương trình Hộp cát Phuket”.

Dự kiến, trong tuần tới, cơ quan này sẽ đệ trình lên lên Trung tâm Xử lý tình hình dịch Covid-19 Thái Lan (CCSA) kế hoạch tái mở cửa, bắt đầu đón khách du lịch quốc tế đã tiêm vaccine tại năm khu vực Pattaya, Chiang Mai, Hua Hin, Cha-am và Bangkok từ ngày 1/10. Với việc áp dụng chính sách OSOS, các tỉnh tham gia tái mở cửa du lịch sẽ phải từ bỏ các biện pháp mở cửa khác nhau mà mỗi tỉnh dự định triển khai trong quá trình chuẩn bị. Thí dụ, các biện pháp mở cửa một phần của Pattaya hay tuyến du lịch khép kín của Chiang Mai.

Trong tuần này TAT sẽ tiến hành thảo luận kỹ lưỡng hơn với các doanh nghiệp du lịch ở Chiang Mai và Bangkok về kế hoạch mở cửa đối với hai khu vực này. Đặc biệt là ở thủ đô Bangkok, bao gồm 21 quận nội thành và quận Bang Phli ở tỉnh Samut Prakan, nơi có sân bay quốc tế Suvarnabhumi.

Còn tại tỉnh Chon Buri, quyền chủ tịch Hội đồng Du lịch tỉnh Chon Buri Thanet Supornsahasrungsi cho biết, hai quận Bang Lamung và Sattahip sẽ là những địa phương đầu tiên trong tỉnh tái mở cửa cho khách du lịch. Khi tới Chon Buri, sau khi có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính, du khách quốc tế có thể tự do tham quan trong địa phận hai quận.

Du khách cũng có thể lựa chọn lưu trú tại bất kỳ khách sạn nào trong số 21 khách sạn đạt chứng chỉ Quản lý Y tế và An toàn (SHA) Plus. Chính quyền địa phương cũng đã tiến hành tiêm vaccine cho khoảng 63% cư dân của hai quận và dự kiến sẽ đạt mức 70% vào thời điểm mở cửa.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Koh Samui Ratchaporn Poolsawadee cho biết dự kiến sẽ có một số điều chỉnh được áp dụng đối với chương trình mở cửa du lịch Samui Plus hiện nay. Du khách khi tới hòn đảo này du lịch theo chương trình này sẽ phải lưu trú trên đảo ít nhất bảy ngày. Từ ngày thứ tám trở đi, họ có thể lựa chọn tới thăm các đảo Koh Phangan và Koh Tao.

Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục