(HBĐT) - Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông (Mai Châu) là nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời. Việc tổ chức lễ hội Gầu Tào nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường quảng bá về lịch sử, văn hóa, tiềm năng du lịch của 2 xã đồng bào Mông Hang Kia, Pà Cò. Đồng thời, lễ hội cũng tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân 2 xã đón xuân Quý Mão 2023.


Người dân và du khách tay trong tay nhảy theo tiếng khèn vòng quanh cây nêu trong lễ hội Gầu Tào của đồng bào Môngxã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Lễ hội năm nay được tổ chức từ ngày 31/12/2022 - 1/1/2023, tại sân vận động xã Pà Cò. Ngay từ sáng sớm, các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống tay trong tay nói cười rộn vang đến địa điểm tổ chức lễ hội để hoà mình trong không khí náo nhiệt của ngày hội. Vàng Y Thủy, xã Pà Cò cho biết: Chúng em ai cũng háo hức, chuẩn bị cho mình những bộ trang phục mới để đi chơi hội. Tại lễ hội, chúng em được tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống và cũng là dịp để được giao lưu, tìm hiểu, kết thêm bạn mới. Đặc biệt,  được hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội, từ đó góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bí thư Đảng ủy xã Pà Cò Sùng A Màng cho biết: Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông là lễ hội dân gian truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời, được phục dựng lại từ năm 2017 đến nay. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Một phần không thể thiếu trong lễ hội Gầu Tào là dựng cây nêu. Trước ngày diễn ra lễ hội hơn 1 tuần, cây nêu đã được dựng lên để báo hiệu cho dân bản gần xa biết Tết năm nay sẽ mở hội Gầu Tào. Cây nêu được dựng trên bãi đất rộng, bằng phẳng, thể hiện sự vững chãi, tâm điểm của trời đất. Ngọn cây nêu bao giờ cũng hướng về hướng Đông, là hướng sinh, với mong muốn của người Mông là cầu sinh con, cũng là hướng của mặt trời mọc, với mong ước mùa màng bội thu, cầu cho sức khỏe của bản làng. Tại lễ hội, thầy cúng làm lễ ngay dưới gốc cây nêu để trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khỏe mạnh, ăn nên làm ra, chăn nuôi sinh sôi, trồng trọt được mùa.

Đến với lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông, ngoài việc được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, du khách còn được thăm quan các gian hàng ẩm thực, nông sản, các sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông. Tham gia vào các hoạt động như: giã bánh dày, ném pao, đánh tu lu, đi cà kheo... Chị Trần Thị Thu Quỳnh, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chia sẻ: Đã nhiều lần đến thăm quan, khám phá, trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên, văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tham gia lễ hội Gầu Tào. Tôi thấy rất đẹp, đặc sắc, mang đậm nét văn hoá đặc trưng của dân tộc. Những món ăn truyền trống, những trò chơi dân gian, bộ trang phục rực rỡ sắc màu, tôi có ấn tượng mạnh với tiếng khèn của người Mông. Khi tiếng khèn vang lên, những người dân và du khách cùng nắm tay nhau nhảy múa quanh cây nêu, tạo nên sự gắn kết cộng đồng. 

Việc tổ chức lễ hội Gầu Tào góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa, tiềm năng du lịch của 2 xã Hang Kia, Pà Cò đến với du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời xây dựng hoạt động truyền thống hàng năm, từng bước thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian gắn với rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân 2 xã chào đón xuân Quý Mão 2023. 


                  Đỗ Hà

Các tin khác


Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch giữa hai tỉnh Hòa Bình và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 5/4, tại thành phố Hoà Bình, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình và Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Khám phá đảo thiên đường trên cao nguyên Mộc Châu

Được ví như đảo thiên đường của đại ngàn Tây Bắc, khu du lịch (KDL) Mộc Châu Island thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Sản phẩm hấp dẫn của KDL là các công trình nhân tạo đồ sộ, mô hình lưu trú độc đáo cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mới lạ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục