Trong năm 2022, ngành du lịch ASEAN đã triển khai nhiều hoạt động du lịch nổi bật, trong đó nổi bật là Tuyên bố Phnôm Pênh Hướng về Chuyển đổi Du lịch ASEAN đã được các Lãnh đạo cấp cao thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 tổ chức tại Campuchia tháng 11/2022.

Trưởng đoàn cơ quan du lịch quốc gia ASEAN dự hội nghị (Ảnh: Tổng cục Du lịch)

Trưởng đoàn cơ quan du lịch quốc gia ASEAN dự hội nghị (Ảnh: Tổng cục Du lịch)

Nội dung được các đại biểu thống nhất trong Hội nghị Cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN lần thứ 57 - phiên họp đầu tiên trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2023. Hội nghị diễn ra ngày 2/2/2023, tại Yogyakarta, Indonesia. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Hội nghị tập trung xem xét báo cáo của 4 Ủy ban hợp tác du lịch ASEAN, bao gồm: Ủy ban Cạnh tranh du lịch ASEAN, Ủy ban Phát triển du lịch bền vững và toàn diện ASEAN, Ủy ban Giám sát nghề du lịch ASEAN, Ủy ban Nguồn lực, giám sát và đánh giá du lịch ASEAN.

Đồng thời, Hội nghị sẽ xem xét và thông qua/hoàn thiện một số tài liệu, bao gồm: Dự thảo cuối của Tiêu chuẩn và Bộ công cụ cho nghề MICE; Dự thảo cuối của Tiêu chuẩn và Bộ công cụ cho nghề tổ chức sự kiện; Dự thảo cuối của Bộ quy tắc cập nhật cho Dịch vụ khách sạn và lữ hành.

Trong năm 2022, ASEAN cũng đã phối hợp Viện Nghiên cứu Kinh tế cho ASEAN và Đông Á (ERIA) soạn thảo và hoàn thiện hai báo cáo: (1) Nghiên cứu toàn diện về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP): Cơ chế nâng cao cho các lao động du lịch; (2) Nghiên cứu xây dựng khung phát triển du lịch bền vững tại ASEAN kỷ nguyên sau Covid-19. Đây là hai văn kiện được các bộ trưởng Du lịch ASEAN thông qua và được đưa vào danh mục Văn kiện kết quả kinh tế ưu tiên (PED) dưới quyền Chủ tịch ASEAN của Campuchia vào năm 2022.

Hội nghị cơ quan du lịch quốc gia ASEAN lần thứ 57 ảnh 1

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Tổng cục Du lịch)

Ngành du lịch khu vực đã tiếp tục thúc đẩy triển khai Chiến lược Marketing Du lịch ASEAN 2021-2025, đặc biệt là thông qua các trang mạng xã hội; Triển khai Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025 và Kế hoạch phục hồi sau Covid-19. Tính đến cuối năm 2022, có 40/68 hoạt động thuộc Chiến lược đã được triển khai, 27/45 hoạt động thuộc Kế hoạch phục hồi được triển khai.

Bên cạnh đó, ASEAN đã khởi động Chiến dịch Phục hồi du lịch nội khối ASEAN do Chính phủ Canada tài trợ từ tháng 12/2022, dự kiến triển khai trong năm 2023.

Các nước thành viên ASEAN đã đề xuất và thảo luận về triển khai 6 dự án mới trong năm 2023, bao gồm: (1) Hỗ trợ Ban Thư ký ASEAN; (2) Xây dựng Kế hoạch Công tác Du lịch Tàu biển; (3) Tổ chức lớp đào tạo về An toàn và vệ sinh cho Cộng đồng và Lao động du lịch; (4) Hoạt động Marketing cho ASEAN; (5) Triển khai dự án Du lịch Xe tự lái ASEAN; (6) Xây dựng Bộ công cụ phát triển du lịch bền vững ASEAN.

Cùng với đó, nhiều hoạt động, sự kiện sôi nổi cũng đã được phối hợp tổ chức, nhất là các hội thảo trực tiếp sau khi mở cửa du lịch. Đó là Hội thảo Sáng kiến và hướng dẫn về sự tham gia của cộng đồng địa phương và khối tư nhân trong phát triển du lịch của Việt Nam; Hội thảo về Tiêu chuẩn cơ sở MICE tại Thái Lan, Hội thảo về Quản lý rác thải khách sạn tại Malaysia, Hội thảo về Du lịch cộng đồng tại Campuchia, Hội thảo về Du lịch sinh thái tại Thái Lan.

Vui mừng chứng kiến các nước trong khu vực đã mở cửa du lịch trở lại trong năm 2022, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu khẳng định đây chính là dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch.

Thông tin về tình hình du lịch Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng cho biết Việt Nam năm qua đã chào đón và phục vụ 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong đó, khu vực ASEAN là thị trường đứng đầu về tốc độ hồi phục. Mặc dù tình hình du lịch chưa thể bằng với thời điểm trước dịch, nhưng vẫn thấy rõ những dấu hiệu khả quan và các cơ hội phát triển sau dịch.

Phó Tổng cục trưởng đánh giá cao các quốc gia thành viên đã tích cực tổ chức các sự kiện tại chỗ, tăng cường các hoạt động hợp tác sôi nổi trong năm qua. Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc thực hiện dự án "Xây dựng và triển khai Chiến lược khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và khu vực tư nhân vào phát triển du lịch” và cũng đã tổ chức hội thảo chuyên đề vào tháng 11 vừa qua.

Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu cho biết, trong nửa cuối năm nay, Việt Nam dự kiến tổ chức hội thảo cấp khu vực về du lịch lễ hội. Việt Nam luôn hoan nghênh các đề xuất từ các quốc gia thành viên ASEAN để tìm hiểu, chia sẻ, khám phá tiềm năng hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực du lịch lễ hội cũng như mong muốn sự tham gia đông đảo của các thành viên để hội thảo sắp tới được tổ chức thành công.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận các nội dung chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 26; Hội nghị Cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN+3 lần thứ 42 và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN+3 lần thứ 22; Hội nghị Cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN-Ấn Độ lần thứ 29 và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN-Ấn Độ lần thứ 10; Hội nghị Cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN-Nga lần thứ 13 và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN-Nga lần thứ 2.

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục