Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, Bình Thuận đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch, tăng gấp 2,2 lần so cùng kỳ năm 2022, đạt hơn 30% kế hoạch năm; trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 67 nghìn lượt, tăng 7,3 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 5.360 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là những con số ấn tượng, mang lại triển vọng tươi sáng cho ngành công nghiệp không khói của Bình Thuận trong năm nay. 


Du khách tham quan Khu di tích Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, có được kết quả đó là do địa phương đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phục hồi, thu hút khách; chú trọng các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, điểm đến. Đặc biệt, nỗ lực vượt trội trong phát triển du lịch của tỉnh là việc tỉnh đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2023 - "Bình Thuận - Hội tụ xanh”.

Cùng với việc tổ chức thành công Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023, trong tháng 3/2023, tại Bình Thuận, nhiều sự kiện hưởng ứng được tổ chức như: Lễ hội mô tô Việt Nam-Bình Thuận 2023; giải Billiards & Snooker vô địch quốc gia năm 2023; Ngày hội Kinh khí cầu… đã thu hút đông vận động viên và du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Với những tín hiệu khởi sắc trong quý 1/2023, hiện, ngành Du lịch Bình Thuận đang sẵn sàng đón khách vào dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và Giỗ tổ Hùng Vương năm nay. Các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, khu du lịch trên địa bàn tỉnh triển khai các giải pháp đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực sẵn sàng phục vụ du khách trong dịp cao điểm này. Khai thác lợi thế có bờ biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên phong phú, văn hóa ẩm thực đa dạng…, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tập trung đầu tư loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sức khỏe, thể thao biển… Ngành Du lịch Bình Thuận đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch như: tham gia Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2023; quảng bá du lịch tại Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp tại Hà Nội…

Để đạt mục tiêu đón 6,7 triệu lượt khách trong năm 2023 và kỳ vọng đưa du lịch trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh tiếp tục tận dụng tối đa lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp hơn, từng bước xây dựng Bình Thuận thành khu du lịch mang tầm quốc gia. Theo đó, ngoài các giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, lữ hành và các dịch vụ phục vụ khách du lịch, Bình Thuận tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch như du lịch khám phá văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch biển…

Đặc biệt, từ nay đến cuối năm, với vai trò là điểm nhấn trong Năm Du lịch Quốc gia 2023, Bình Thuận sẽ trở thành cầu nối liên kết tổ chức các hoạt động với các tỉnh lân cận, các vùng trong cả nước. Trong chuỗi hơn 200 sự kiện hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2023, tại Bình Thuận, nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch sẽ diễn ra... Đây là cơ hội để ngành Du lịch không chỉ phục hồi mạnh mẽ sau ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà tạo được sức bật, đà tăng trưởng, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư có tiềm lực về tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển cho du lịch nói riêng và cho các ngành kinh tế khác của tỉnh nói chung.

Theo TTXVN

Các tin khác


Thung Nham - nơi đàn chim trở về

(HBĐT) - Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), thời gian qua, Thung Nham trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước với vẻ đẹp thơ mộng, bình yên, khung cảnh thiên nhiên xanh mát, không gian thoáng đãng, hoang sơ với điểm nhấn là nơi lưu trú, cư ngụ của rất nhiều loài chim quý hiếm.

Nét riêng du lịch cộng đồng bản Mỗ

(HBĐT) - So với các điểm đến du lịch cộng đồng khác trên khu du lịch hồ Hoà Bình, bản Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) hình thành sớm hơn. Cho đến hiện tại, bản vẫn giữ được vẻ đẹp riêng có, là điểm du lịch cộng đồng nhiều sức hút đối với du khách, chốn dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tạm lánh nơi phố thị náo nhiệt, ồn ào.

Điều chỉnh chính sách thị thực: Cơ hội để du lịch Việt Nam tăng sức cạnh tranh

Việc Chính phủ đề xuất với Quốc hội chỉnh sửa một số chính sách về thị thực như mở rộng việc cấp thị thực điện tử, nâng thời gian lưu trú,… là cơ hội để du lịch Việt Nam tăng sức cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh với các nước trong khu vực.

Giữ mạch nguồn văn hóa để phát triển du lịch Cao Phong

(HBĐT) - Xác định văn hóa là tài nguyên quý và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng xuyên suốt: Phải giữ được mạch nguồn văn hóa để phát triển du lịch một cách bền vững.

Du lịch Ninh Bình - một điểm đến, nhiều trải nghiệm

(HBĐT) - Với tiềm năng đa dạng và độc đáo, Ninh Bình là điểm đến du lịch nổi tiếng ở miền Bắc, chào đón hàng triệu du khách mỗi năm. Nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với vùng đất Cố đô Hoa Lư: sở hữu quần thể di sản thế giới Tràng An, khu dự trữ sinh quyển thế giới biển Kim Sơn - Cồn Nổi, khu Ramsar thế giới đầm Vân Long và nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục