(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Đà Bắc chú trọng đầu tư hạ tầng cơ sở, tăng cường quảng bá và triển khai các giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch...
Bản Dao xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.
Huyện có cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ vỹ với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Điều này đã tạo nên những nét văn hóa độc đáo, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Đặc biệt, huyện có một số xã thuộc vùng lòng hồ Hòa Bình với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn. Nơi đây nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, hứa hẹn là điểm dừng chân lý tưởng trong tương lai.
Với những tiềm năng lớn, những năm qua, Đà Bắc đã nỗ lực để phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Huyện ủy, UBND huyện ban hành nhiều văn bản quan trọng, như: Nghị quyết số 09-NQ/ HU, ngày 6/2/2015 về phát triển du lịch huyện Đà Bắc giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, chú trọng tổ chức các chương trình xúc tiến, thu hút đầu tư; thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch để làm cầu nối với các nhà đầu tư; làm tốt quy hoạch đầu tư hạ tầng, tour, tuyến.
Thực tế hiện nay, một số điểm DLCĐ của huyện đã có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Như xóm Sưng (Cao Sơn), xóm Ké (Hiền Lương), xóm Đá Bia (Tiền Phong). Sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay, du lịch trên địa bàn huyện Đà Bắc đã có sự phục hồi tốt. Năm 2022, huyện có 9 cơ sở lưu trú với 62 phòng nghỉ, 4 điểm kinh doanh du lịch và 13 hộ kinh doanh DLCĐ; đã có trên 143 nghìn lượt khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng, trong đó, khách nội địa hơn 142 nghìn lượt, khách quốc tế 1,3 nghìn lượt. Số lượt khách du lịch tăng 54,7% so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu đạt khoảng 64,6 tỷ đồng, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn huyện hiện có 5 dự án du lịch đã được UBND tỉnh cấp phép và đang triển khai thực hiện; 7 dự án đã được thẩm định sơ bộ chủ trương đầu tư.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Đà Bắc cho biết: Hiện nay, huyện phát triển mạnh về du lịch homestay ở các điểm xóm Sưng (Cao Sơn), Đá Bia (Tiền Phong), xóm Ké (Hiền Lương). Từ tháng 5/2022 trở lại đây, du lịch Đà Bắc đã có sự phục hồi tốt. Từ đầu năm 2023 đến nay, lượng khách về Đà Bắc ngày càng đông, nhất là vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 gần như các khu nghỉ, homestay trên địa bàn huyện đều "cháy" phòng. Ngoài khách trong nước, Đà Bắc cũng đã đón nhiều đoàn khách nước ngoài đến tham quan, lưu trú và trải nghiệm. Đồng chí Trưởng phòng Văn hóa huyện nhấn mạnh, theo quy hoạch của Chính phủ, của tỉnh, huyện sẽ đẩy mạnh du lịch vùng hồ Hòa Bình.
Để phục vụ phát triển du lịch, huyện đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông, như tuyến đường từ Hiền Lương đi Tiền Phong đang được mở rộng, dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn thành. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm năng đến với Đà Bắc để đầu tư phát triển du lịch. Ngoài ra, huyện hướng tới xây dựng các xóm, bản du lịch theo quy hoạch. Qua đó không phá vỡ kết cấu văn hóa, giúp bảo tồn các sản phẩm du lịch; thực hiện quy hoạch lại xóm, bản đảm bảo yếu tố về môi trường, di dời chuồng trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Bên cạnh đó, hàng năm, huyện tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về kỹ năng làm du lịch cho người dân.
Mặc dù du lịch đã có bước phát triển nhất định, nhưng theo đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng Văn hóa - thông tin huyện Đà Bắc, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự quan tâm, tháo gỡ của các cấp chính quyền qua việc tiếp tục hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, điểm dừng nghỉ du lịch, các sản phẩm du lịch cũng như đẩy mạnh xúc tiến du lịch, xây dựng các chương trình quảng bá du lịch và thu hút đầu tư.
(HBĐT) - Nha Trang (Khánh Hòa) không chỉ có biển xanh, cát trắng, nắng vàng mà còn hấp dẫn, ấn tượng bởi những công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của vùng miền, dân tộc. Bởi thế, đến Nha Trang lần này chúng tôi đã xây dựng một hành trình không theo tuor, tuyến để được thỏa sức khám phá, trải nghiệm, từ đó hiểu hơn về đất và người nơi đây.
Vườn Quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú, đa dạng, mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới; là nơi phát hiện và bảo tồn nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Đây là Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, được quốc tế bình chọn là điểm đến hàng đầu châu Á liên tiếp từ năm 2019 -
2022.
Từ tháng 6 đến tháng 10/2023, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch ở các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch trên toàn quốc.
(HBĐT) - Sau nhiều lần lỗi hẹn, tháng Năm này chúng tôi có dịp tới thăm Thành nhà Hồ. Có lẽ hiếm điểm du lịch nào không sầm uất các dịch vụ, không lung linh đèn điện, hoa cỏ, công trình hiện đại… mà vẫn thu hút được đông du khách như nơi này. Có đến, nghe và tìm hiểu mới cảm nhận được sức mạnh, sự sáng tạo, tầm nhìn chiến lược quân sự cũng như sự tài tình về trình độ kiến trúc của các bậc tiền nhân đã để lại giá trị vô giá. Chẳng vậy mà nơi đây đã được vinh danh Di sản văn hóa (DSVH) thế giới.
(HBĐT) - Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Cao Phong thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn.