(HBĐT) - Có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa đã được in dấu cùng với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của người dân đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, huyện Lạc Sơn đã, đang nỗ lực tạo "đường băng” rộng mở để du lịch cất cánh.
Du khách trải nghiệm, thư giãn tại thảo nguyên xanh bãi Bùi, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn).
Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU của Huyện ủy về phát triển du lịch huyện Lạc Sơn giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lạc Sơn chia sẻ: Để dần trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch của tỉnh cũng như xây dựng hình ảnh đất và người Mường Vang tươi đẹp, huyện đã từng bước hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển bằng những giải pháp cụ thể. Theo đó đã huy động tối đa các nguồn lực để thúc đẩy và tạo đà tăng trưởng cho ngành du lịch.
Cùng với việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, công tác tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư được thực hiện đồng tốc. Năm 2021, huyện tham gia trưng bày sản phẩm trong Tuần văn hóa - du lịch Hòa Bình tại Hà Nội; phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam, Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Học viện Âm nhạc Việt Nam sưu tầm bản sắc văn hóa dân tộc xây dựng thành các bộ phim, video clip quảng bá du lịch; phối hợp Sở VH-TT&DL, UBND xã Tân Lập, Hội Lữ hành thuộc Hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình khảo sát và quảng bá du lịch tại hang Trại, xã Tân Lập.
Năm 2022, huyện phối hợp các cơ quan báo chí của tỉnh giới thiệu về danh thắng, các khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn; tham gia gian trưng bày triển lãm tại Phiên chợ vùng cao của tỉnh; phối hợp các ban, kênh của Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức thực hiện phóng sự "Phong tục ăn Tết 19/8 của người Mường ở Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình”; xây dựng phóng sự bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện; phóng sự "Những quan Mường dấn thân theo cách mạng”; ghi hình phóng sự "Ăn Tết độc lập cùng người Mường ở Hòa Bình”. Tổ chức tham quan di tích khảo cổ tiêu biểu tại di tích hang xóm Trại, xã Tân Lập và di tích mái đá làng Vành nhân dịp kỷ niệm 90 năm xác lập và nghiên cứu về nền "Văn hóa Hòa Bình”. Từ đầu năm đến nay, huyện đã tuyên truyền, quảng bá vùng đất, con người Mường Vang bằng các hoạt động cụ thể như: Tham gia gian trưng bày giới thiệu, quảng bá về sản phẩm văn hóa, nông nghiệp OCOP, thi hát thường rang, bộ mẹng, trình tấu chiêng Mường và các nhạc cụ dân tộc, thi đấu thể thao tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023. Tư liệu hóa, số hóa lễ hội đình Khênh, xã Văn Sơn nhằm quảng bá du lịch và lập hồ sơ trình nâng cấp lễ hội lên lễ hội quốc gia. Xây dựng video clip quảng bá danh thắng thác Mu, xã Tự Do và các danh thắng trên địa bàn huyện.
Việc xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch được quan tâm. Đến nay đã có một số nhà đầu tư đến nghiên cứu và triển khai đề án. Điển hình như Tập đoàn Sun Group đang triển khai dự án khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp đồi Thung tại xã Quý Hòa; dự án khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp hồ Khả, bãi Bùi - thảo nguyên xanh xã Ngọc Lâu; ruộng bậc thang xã Miền Đồi; dự án sân golf tại xã Định Cư; thác Mu xã Tự Do.
Từ năm 2020 đến nay, huyện đã triển khai lập quy hoạch xây dựng mới và nâng cấp một số tuyến đường giao thông đến các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Hiện trên địa bàn có 2 khách sạn được gắn sao, 17 nhà nghỉ cộng đồng, 24 cơ sở lưu trú. Một số khu, điểm du lịch được đầu tư hạ tầng khang trang để thu hút khách như: danh thắng thác Mu; di tích đình Cổi, đình Khói, đình Khênh, đền Cây Si, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Hệ thống bưu chính viễn thông, trạm phát sóng của các nhà mạng phủ khắp các điểm di tích cũng như khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo thuận tiện cho việc thông tin liên lạc, tra cứu thông tin.
Năm 2022 huyện đã thu hút được trên 50.100 lượt khách đến tham quan du lịch, trong đó có 102 lượt khách quốc tế. Trong quý I/2023, huyện đón trên 37.600 lượt du khách. Đó là những tín hiệu vui cho thấy du lịch Mường Vang đang trên đà cất cánh.
Thúy Hằng (CTV)
Người Hàn Quốc gia tăng đi du lịch nước ngoài sau khi các biện pháp phòng dịch Covid-19 được dỡ bỏ. Theo TTXVN, kết quả phân tích dữ liệu của các hoạt động liên quan đến du lịch nước ngoài trong giai đoạn từ ngày 1/1 đến 15/5 vừa qua do Công ty KB Kookmin Card công bố cho thấy, doanh thu của các ngành liên quan đến du lịch nước ngoài như đại lý du lịch, hàng không, cửa hàng miễn thuế lần lượt tăng 409%, 150% và 88% so với cùng kỳ năm 2022.
5 tháng đầu năm 2023, du lịch Việt Nam ước đạt phục vụ gần 4,6 triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 57,5% mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế cả năm 2023. Trong đó, Hàn Quốc vẫn là thị trường gửi khách lớn nhất với hơn 1,3 triệu lượt người.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định du lịch biển, đảo là một trong bốn dòng sản phẩm du lịch chủ đạo của nước ta cần được ưu tiên phát triển. Trên thực tế, đây cũng là "thỏi nam châm” thu hút tới 70% tổng lượng khách du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để khai thác, phát huy mạnh mẽ hơn nữa tiềm lực dồi dào của du lịch biển, đảo, vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết.
Tối 27/5, tại khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội du lịch văn hóa tỉnh Sơn La "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới”.
(HBĐT) - Là điểm vùng cao nhất của huyện Lạc Sơn, xã Tự Do đã và đang dựa vào lợi thế thiên nhiên ưu đãi để phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng. Nhiều du khách yêu thích đến đây tham quan, nghỉ dưỡng, tận hưởng khí hậu ôn hòa, khám phá cảnh quan hoang sơ và bản sắc văn hoá của vùng đất, con người.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Đà Bắc chú trọng đầu tư hạ tầng cơ sở, tăng cường quảng bá và triển khai các giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch...