Huyện Đà Bắc có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em: Mường, Tày, Dao, Kinh, Thái. Mỗi dân tộc có nét độc đáo riêng về bản sắc văn hóa, tạo nên những bản làng bình yên, tươi đẹp. Bên cạnh đó, huyện có hàng trăm km bờ hồ sông Đà, nhiều đảo nổi, bán đảo và các vịnh với cảnh quan kỳ thú. Nơi đây nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ).
Du khách tìm hiểu, trải nghiệm nghề truyền thống ở điểm du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).
Vẻ đẹp điểm du lịch cộng đồng xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) bên hồ Hòa Bình.
Các homestay ở điểm du lịch cộng đồng xóm Đoàn Kết, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn để đón khách du lịch.
Đến với DLCĐ Đà Bắc, du khách có thể tham quan và nghỉ tại điểm DLCĐ xóm Ké nằm trong vịnh Hiền Lương (thuộc xã Hiền Lương), một nhánh của hồ Hòa Bình. Cách thị trấn Đà Bắc hơn 12 km, xóm Ké là nơi sinh sống của hơn 100 hộ đồng bào dân tộc Mường. Du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa đặc sắc của người Mường cùng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng; được tham gia hoạt động thú vị như đi bè mảng, chèo thuyền kayak, thưởng thức các món ăn mang hương vị núi rừng...
Cách trung tâm huyện chừng 38 km là xóm Đức Phong (trước đây gọi là Đá Bia), xã Tiền Phong - địa điểm dành cho những du khách muốn thư giãn, khám phá cuộc sống của đồng bào vùng cao người Mường Ao Tá. Điểm DLCĐ này hội tụ đầy đủ yếu tố tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc. Du khách sẽ có những trải nghiệm ấn tượng như đi bộ thăm bản, ăn nghỉ tại nhà dân, xem biểu diễn văn nghệ, mua các sản phẩm địa phương tại quán tự giác (phương thức bán hàng không có người bán, khách chọn hàng và tự trả tiền để vào nơi chỉ dẫn), khám phá hang động, lớp học cộng đồng, làng nghề truyền thống... Với chất lượng dịch vụ tốt do người dân địa phương cung cấp, điểm du lịch này đã vinh dự nhận giải thưởng "Du lịch cộng đồng ASEAN” được trao tại Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) năm 2019.
Xóm Đoàn Kết (trước đây là xóm Mó Hém), xã Tiền Phong có 28 hộ dân tộc Mường sinh sống bên bờ hồ Hòa Bình. Xóm có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là sự kết hợp hoàn hảo giữa mây trời, núi rừng, hồ nước và bản làng sinh sống của người dân. Nơi đây có nhiều tiềm năng đang chờ các nhà đầu tư phát triển các loại hình DLCĐ gắn với nghỉ dưỡng sinh thái.
Đến với DLCĐ Đà Bắc, du khách khó lòng bỏ qua điểm DLCĐ xóm Sưng, một bản được nhiều du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm. Đây là địa bàn sinh sống của người dân tộc Dao Tiền thuộc xã Cao Sơn. Xóm nằm ở độ cao khoảng 530m so với mực nước biển, phía sau là dãy núi Biều hùng vĩ, phía trước là cánh đồng, ruộng bậc thang uốn lượn trải dài theo sườn đồi tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Nơi đây còn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Tiền. Các hộ kinh doanh du lịch tại xóm Sưng hiện đang phục vụ du khách các dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn. Du khách đến đây sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản dân tộc Dao, như: gà đồi, cá suối, măng rừng, rượu hoẵng, thịt chua...; trải nghiệm các hoạt động đời sống thường ngày của người dân như cấy lúa, trồng rừng, chăn nuôi, nấu cơm, đánh cá...
Theo bà Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty cổ phẩn DLCĐ Đà Bắc (Đà Bắc CBT), hiện có 3 xóm, bản trên địa bàn huyện phát triển loại hình DLCĐ với 13 hộ làm homestay, thu hút trên 180 thành viên của 142 hộ tham gia vào các tổ, nhóm cung cấp dịch vụ DLCĐ. Sau 8 năm hình thành và phát triển, với sự hỗ trợ của Quỹ Austraylia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) tại Việt Nam đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, quảng bá và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người dân địa phương, DLCĐ huyện Đà Bắc đã, đang có bước phát triển nhanh, bền vững, là điểm đến lý tưởng cho du khách trong nước, quốc tế.
Cũng với sự hỗ trợ của Đà Bắc CBT trong đẩy mạnh truyền thông, đa dạng hóa khách hàng tiềm năng, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành, các doanh nghiệp xã hội khác, cộng đồng các xóm, bản du lịch trên địa bàn huyện Đà Bắc có nguồn khách đến ổn định, yên tâm phát triển DLCĐ theo hướng xanh, bền vững.
Bùi Minh
Trong 2 ngày (2-3/12), tại xã Hiền Lương, UBND huyện Đà Bắc tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao, quảng bá du lịch năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là hoạt động trọng tâm trong chuỗi sự kiện quảng bá du lịch huyện Đà Bắc.
Trong 2 ngày (2-3/12), tại xã Vân Sơn, UBND huyện Tân Lạc phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh tổ chức Ngày hội Văn hoá, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) gắn với hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) năm 2023 tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc.
Với bề dày lịch sử văn hóa truyền thống, các dân tộc trên địa bàn huyện Đà Bắc hiện vẫn lưu giữ được những giá trị bản sắc văn hóa riêng như: tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, trang phục dân tộc… Đó là điều kiện thuận lợi để người dân gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng, thu hút du khách để phát triển KT-XH địa phương.
Trang trại hữu cơ Sen Vàng ở xóm Đồng Chụa, tổ 9, phường Thống Nhất (TP Hoà Bình). Con đường vào trang trại đã được thảm bê tông, việc di chuyển bằng ô tô, xe máy đều dễ dàng. Sở hữu khuôn viên rộng, tổng diện tích khoảng 60 ha, được quy hoạch theo mô hình du lịch sinh thái với nhiều hoạt động hấp dẫn. Đến đây, du khách tạm gác lại công việc và lo toan cuộc sống để hòa mình vào thiên nhiên bình yên, thư thái.
Nhờ cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, là vùng đất nổi tiếng về văn hoá dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc, huyện Mai Châu đã và đang trở thành điểm đến du lịch cộng đồng (DLCĐ) lý tưởng cho du khách ưa thích trải nghiệm thiên nhiên và văn hóa bản địa.
Từ ngày 24 - 26/11, Sở VH-TT&DL tổ chức chương trình khảo sát một số tuyến, điểm du lịch mới trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tham gia chương trình có một số chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch, Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Du lịch TP Hà Nội và một số tỉnh, đại diện các doanh nghiệp, công ty lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch