Phóng viên TTXVN tại New Delhi ngày 28/8 dẫn kết quả khảo sát của công ty du lịch Agoda cho biết Thái Lan, Việt Nam và Indonesia là những địa điểm được du khách Ấn Độ yêu thích nhất và muốn quay trở lại.
Những vị khách đầu tiên trong đoàn 4.500 khách của tỉ phú Ấn Độ thăm quan Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Hải Yến/TTXVN
Cuộc khảo sát mang tên "Xếp hạng địa danh du khách muốn quay lại” của Agoda cho thấy 67% du khách Ấn Độ được hỏi muốn quay lại các điểm đến yêu thích vì ẩm thực, sự thuận tiện đi lại và giá cả phải chăng. Có tới 58% khách du lịch đã quay lại thăm các điểm đến yêu thích của họ từ 1-3 lần trong thập kỷ qua. Khoảng 4% đã làm như vậy 10 lần.
Theo Giám đốc của Agoda tại Nam Á và Maldives, Krisha Rathi, xếp hạng này cho thấy đối với du khách Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Bali (Indonesia) không chỉ là điểm đến mà còn là những trải nghiệm mà du khách khao khát được lặp lại. Cuộc khảo sát cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng hiếu khách, với 3 trong số 10 du khách Ấn Độ cho rằng người dân địa phương thân thiện là yếu tố quan trọng khiến họ quyết định quay trở lại.
Đối với du khách châu Á, Nhật Bản cùng với Thái Lan và Việt Nam trở thành những điểm đến hàng đầu mà du khách muốn quay lại tham quan. Giao thông thuận tiện là động lực chính cho 44% du khách châu Á muốn quay lại các địa điểm yêu thích tại đây.
Cuộc khảo sát nói trên được thực hiện thông qua nền tảng Agoda từ ngày 1-19/8, với hơn 4.000 người tham gia từ 10 thị trường, bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam.
Theo Baotintuc.vn
Dịp Quốc khánh 2/9 là kỳ nghỉ lễ dài cuối cùng trong năm nay. Lượng khách tới nhiều điểm du lịch trong nước dự báo sẽ tăng, nhưng khó "bùng nổ" do ở thời điểm cuối mùa du lịch hè, đồng thời năm học mới đã cận kề.
Đà Lạt và Bangkok đứng đầu trong top 10 điểm đến trong nước và quốc tế được khách Việt tìm kiếm, đặt phòng nhiều nhất trên Booking dịp 2/9.
Với mục tiêu đưa huyện Đà Bắc trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Hòa Bình, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Những năm qua, từ mô hình du lịch cộng đồng của đồng bào Dao xã Cao Sơn, du lịch cộng đồng người Mường xã Hiền Lương, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc tiếp tục triển khai mô hình du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Tày tại xóm Thu Lu, xã Giáp Đắt. Mô hình này tuy mới, song với tiềm năng, lợi thế sẵn có và sự hưởng ứng từ người dân, hứa hẹn sẽ tạo nên dấu ấn mới cho đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
Từ đầu năm đến nay, huyện Mai Châu quan tâm, tổ chức nhiều chương trình, sự kiện lớn về văn hóa, thể thao, du lịch với điểm nhấn là bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tạo sức hút cho điểm đến, góp phần kích cầu du lịch địa phương.
Các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh thuộc tiểu vùng duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long. Bốn địa phương này có nhiều nét tương đồng như cùng được bao bọc bởi các nhánh thuộc hệ thống sông Mekong, có nhiều cồn, cù lao xanh mát, đa dạng hệ sinh thái, ba tỉnh giáp biển, thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có du lịch.
Sáng 7/8, UBND tỉnh tổ chức họp, đánh giá kết quả thực hiện Đề án "Xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” những tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác hỗ trợ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chủ trì hội nghị.