Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thu hút 20 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch 50.000 tỷ đồng.


Phong cảnh tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Để đạt được mục tiêu này, năm 2025, Quảng Ninh chủ trương lấy kinh tế di sản làm động lực phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm kết nối khu vực và quốc tế, một điểm đến du lịch hấp dẫn toàn cầu.

Quảng Ninh được ví như "một Việt Nam thu nhỏ”, địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh, giá trị riêng biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh là yếu tố "thiên tạo” và "nhân tạo” như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, vùng mỏ, địa chất, địa mạo, di sản Yên Tử gắn với Phật phái Trúc Lâm, mạng lưới 630 di tích lịch sử - văn hóa; yếu tố thuộc về cốt cách, con người Quảng Ninh, nhất là truyền thống "kỷ luật và đồng tâm” của vùng mỏ...

Những yếu tố này tạo cơ hội phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nền tảng xây dựng một nền kinh tế di sản bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng thông tin, tỉnh tập trung bảo tồn di sản bền vững, phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quảng bá và quản lý du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa và lịch sử để nâng cao trải nghiệm của du khách. Đồng thời huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển sản phẩm mới và đổi mới, nâng cao sản phẩm du lịch sẵn có; phát triển các loại hình du lịch sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái du lịch xanh; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

Quảng Ninh ưu tiên đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, tìm kiếm thị trường khách mới; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số. Đồng thời tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch cao cấp, dựa trên khai thác giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là các giá trị di sản.

Chú thích ảnh
Khách du lịch tại Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long. Ảnh: Văn Đức/TTXVN

Năm 2025, ngành du lịch tiếp tục hoàn thiện, xây dựng sản phẩm du lịch mới dựa trên các giá trị văn hóa, di sản, di tích lịch sử như: Điểm du lịch hoài niệm nhà chờ phà và tuyến phà Bãi Cháy; di tích thắng cảnh hồ Yên Lập - chùa Lôi Âm; triển khai tuyến du lịch mới trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long…

Tỉnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch, dựa trên việc phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long để gia tăng trải nghiệm mới cho du khách. Trong đó có khai thác 3 bãi tắm Soi Sim, Hang Cỏ, Trinh Nữ trên vịnh Hạ Long; biểu diễn nghệ thuật kết hợp tiệc nhẹ trong một số hang động đủ điều kiện trên vịnh; xác định 7 khu vực đảo hoang sơ và bãi tắm dành cho phân khúc khách chi tiêu cao thuộc 1% dân số thế giới...

Ngành Du lịch tập trung đầu tư các khu, điểm du lịch trọng điểm; triển khai hiệu quả chương trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể, phát triển ngành công nghiệp văn hóa... Cụ thể, Quảng Ninh tập trung triển khai phát triển công nghiệp văn hóa, nhất là các ngành gắn với thế mạnh về di sản như du lịch văn hóa, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ… gắn với thí điểm mô hình Khu công nghiệp văn hóa ứng dụng công nghệ cao.

Tỉnh ưu tiên xây dựng thương hiệu di sản văn hóa Quảng Ninh mang tính đặc trưng, nổi bật hơn và không ngừng đổi mới chiến lược tiếp thị di sản văn hóa phù hợp môi trường tương tác mạng liên kết toàn cầu để du lịch Quảng Ninh là sự kết hợp tổng hòa của các loại hình. Đồng thời, khuyến khích tăng cường nguồn lực đầu tư và đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm tu bổ, nâng cấp công trình văn hóa, cơ sở du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, có dấu ấn trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Quảng Ninh xác định di sản như một loại tài sản đặc biệt, là hàng hóa có giá trị ngày càng gia tăng theo thời gian, có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế du lịch bền vững nên đã nhìn nhận và định hướng trong bảo vệ, quản lý, khai thác hiệu quả, từng bước đưa địa phương này trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.

Chú thích ảnh
Dòng người hành hương lên chùa Hoa Yên, chùa Đồng trên núi Yên Tử. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN

Theo Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Huyền Anh, ngành Du lịch xác định các giải pháp đồng bộ, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch cao cấp; cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, hình thành hệ sinh thái cung cấp sản phẩm du lịch cao cấp; có các chiến dịch quảng bá tập trung vào phân khúc thị trường, dịch vụ, điểm đến và thương hiệu du lịch cao cấp của Quảng Ninh.

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đón được 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2023, đạt con số kỷ lục so với trước khi COVID-19 xảy ra.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Sức hút du lịch Mường Bi

Mường Bi - Tân Lạc được biết đến là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, Tân Lạc có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Thời gian gần đây, với sự quan tâm của các cấp, ngành, du lịch trên địa bàn đã có bước tiến mới.

Khai thác tiềm năng du lịch các đảo nhỏ ở Tây Nam Tổ quốc

Kiên Giang là tỉnh ven biển nằm ở cực Tây Nam Tổ quốc, có bờ biển dài hơn 200km, trên 143 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều bãi tắm đẹp thu hút hàng triệu lượt khách tham quan du lịch mỗi năm.

Nhìn lại năm 2024: Khởi sắc ngành Du lịch Việt Nam

Năm 2024, ngành Du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Khai thác lợi thế phát triển các mô hình du lịch tiềm năng ở Hòa Bình

Với vị trí chiến lược quan trọng cùng mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đa dạng, Hòa Bình đang là một trong những vùng đất đáng đến trên hành trình khám phá du lịch miền Tây Bắc. Trong tỉnh có nhiều điểm đến giàu sức hút, như: Suối khoáng Kim Bôi (Kim Bôi); Quần thể hang động núi Đầu Rồng (Cao Phong); thung lũng Mai Châu (Mai Châu); Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (TP Hòa Bình)…



Phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe

Kết hợp giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, du lịch chăm sóc sức khỏe mang đến cho du khách những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu và toàn diện, cân bằng và duy trì, phục hồi cảm xúc trong tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh, mang lại niềm vui, suy nghĩ tích cực sau chuyến trải nghiệm.

Tưng bừng lễ khai trương chuỗi Công viên chủ đề tại CentreVille Lương Sơn

Ngày 14-15/12/2024, Centreville Lương Sơn chính thức khai trương Chuỗi công viên chủ đề, thu hút đông đảo người dân và du khách. Sức nóng của sự kiện đã một lần nữa khẳng định được sự phồn vinh và phát triển của khu đô thị sống chất bậc nhất vùng lõi Lương Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục