Khu vực mỏ khai thác đá tại thôn Quán Trắng, xã Thành Lập (Lương Sơn) tiềm ẩn nhiều rủi ro TNLĐ.
(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh năm nào cũng xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) tại các mỏ khai thác đá. Hậu quả khiến người lao động (NLĐ) lao đao, bao gia đình tang tóc, doanh nghiệp khốn đốn. Điều đó đòi hỏi các đơn vị khai thác và cơ quan chức năng cần xác định rõ nguyên nhân, có giải pháp khả thi cho vấn đề.
Dưới trời nắng oi bức cuối tháng 7, chúng tôi có mặt tại khu vực mỏ khai thác đá tại thôn Quán Trắng, xã Thành Lập (Lương Sơn). Dãy núi đá dọc theo đường Hồ Chí Minh, đối diện trụ sở UBND xã có 4 đơn vị đang khai thác, liên tục những chiếc xe tải ra vào các mỏ, bụi cuốn mù mịt. Điều dễ nhận thấy là hầu hết núi được “cạo” theo đường xiên chéo, nhiều chỗ gần như thẳng đứng từ chân lên đỉnh. Chúng tôi gặp anh Trần Văn Lực, quản lý mỏ đá của Bộ Tư lệnh pháo binh, nơi xảy ra vụ TNLĐ vào ngày 6/5. Anh cho biết: “Sau khi nhận ca làm việc buổi sáng, anh Bùi Văn Năm, sinh năm 1985, quê ở xã Lập Chiệng (Kim Bôi) trong quá trình khai thác đá ngã từ độ cao 30 m xuống chân núi. Mặc dù được đưa đi cấp cứu ngay nhưng do vết thương quá nặng, đến ngày 8/5 thì tử vong. Đơn vị đã hỗ trợ gia đình 120 triệu đồng. Trước khi vào ca sản xuất, đơn vị đều nhắc anh em sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động nhưng khi nghỉ giải lao, họ lại bỏ ra hoặc đeo nhưng không đúng quy cách. Đơn vị đã họp nhiều lần và chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sâu sắc sau vụ tai nạn này”.
Năm 2015, theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ TNLĐ tại mỏ đá làm 2 người chết. Tính riêng 6 tháng đầu năm đã xảy ra 3 vụ, làm 3 người chết. Đáng chú ý là 2 vụ TNLĐ xảy ra chỉ cách nhau hơn 1 tháng (ngày 29/2 và 15/4) tại cùng 1 mỏ của Công ty TNHH BMC Hòa Bình thuộc thôn Lai Trì, xã Cao Thắng (Lương Sơn) và đều trượt ngã từ độ cao 25 m, 30 m xuống chân núi. Trước đó, vào năm 2012, tại mỏ đá của Công ty đã từng xảy ra TNLĐ làm 1 người chết. Trong khi đó, tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN từ 20 - 26/3 với chủ đề “Doanh nghiệp, NLĐ tích cực, chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật ATVSLĐ”, Công ty có hưởng ứng. Ngày 30/3, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 05 về tăng cường quản lý công tác ATVSLĐ - PCCN. Cũng trong tháng 3, Sở Xây dựng đã tổ chức triển khai kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng đối với các đơn vị khai thác đá của tỉnh, trong đó, Giám đốc Công ty dự nhưng ngay sau đó lại tiếp tục xảy ra TNLĐ.
ông Nguyễn Hữu Chính, Giám đốc Công ty TNHH BMC Hòa Bình cho biết: Công ty có quan tâm đến công tác ATLĐ nhưng vẫn có tai nạn chết người. Còn việc khai thác cắt tầng không đơn giản, đòi hỏi kinh phí lớn, trong khi các mỏ diện tích nhỏ. Chúng tôi mong tỉnh và các cơ quan chức năng hỗ trợ để công tác đảm bảo ATLĐ được tốt hơn.
ông Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Toàn tỉnh hiện có khoảng 80 mỏ đá hoạt động. Khai thác đá là lĩnh vực có nhiều rủi ro, hầu như năm nào cũng xảy ra tai nạn. Riêng 6 tháng đầu năm, tai nạn tại các mỏ đá chiếm 43% số vụ và số người chết vì TNLĐ nói chung. Qua các đợt kiểm tra cho thấy, vai trò của đội ngũ an toàn viên chưa được phát huy. Doanh nghiệp tối giản trang bị bảo hộ cho NLĐ, khai thác không theo thiết kế, thiếu biển cảnh báo nguy hiểm. Một số thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ chưa được kiểm định. Huấn luyện ATLĐ chưa đến toàn bộ NLĐ, nhiều đơn vị thực hiện chiếu lệ. Việc tự kiểm tra còn hạn chế. Bản thân NLĐ chưa chấp hành tốt các quy định, chưa tuân thủ quy trình vận hành máy, thiết bị. Đơn cử như được phát bảo hộ lao động nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ, không đúng quy cách…
Theo ông Nguyễn Gia Khải, Trưởng phòng Vật liệu xây dựng (Sở Xây dựng), việc khai thác không theo thiết kế là một trong những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến TNLĐ. Không thực hiện khai thác cắt tầng nên góc nghiêng sườn tầng lớn, có nhiều đá treo, độ cao tầng không đúng quy định.
Để đảm bảo ATLĐ tại các mỏ đá, ông Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho rằng: Cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm, cương quyết hơn các vi phạm. NLĐ cần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật lao động. Đồng thời, có quyền yêu cầu chủ sử dụng đảm bảo đầy đủ bảo hộ lao động. Nếu không, tai nạn vẫn rình rập tại các mỏ đá.
Để thiết lập lại hoạt động khai thác mỏ đảm bảo ATLĐ, ngày 30/6/2016, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 10 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác mỏ. Trong đó, yêu cầu nâng cao chất lượng công tác thẩm định thiết kế cơ sở tại các mỏ; tăng cường kiểm tra việc thi công khai thác theo thiết kế; thường xuyên kiểm tra, rà soát, tuyển dụng, bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ, chỉ huy nổ mìn. Tại những khu vực vẫn để hiện tượng chập tầng hoặc sử dụng phương pháp khai thác khấu suốt theo lớp xiên, yêu cầu lập, thẩm định, phê duyệt bổ sung thiết kế theo thực tế hiện trạng đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, thực hiện đúng các quy phạm kỹ thuật, an toàn. |
Cẩm Lệ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7 giờ ngày 29-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 127,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 7-8.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Kỳ Sơn, do ảnh hưởng của bão số 1 (từ đêm 27-28/7), huyện Kỳ Sơn có gió giật mạnh cấp 8-9, với lượng mưa từ 100-120 mm gây thiệt hại về tài sản và hoa màu sản xuất nông nghiệp; nhiều cây xanh đã bị quật đổ, nhiều ngôi nhà bị tốc mái.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng cơn bão số 1 năm 2016, trên địa bàn tỉnh có mưa to có nơi mưa rất to. Thời gian mưa kéo dài, bắt đầu từ sáng ngày 27/7 nên một số tuyến giao thông đã bị sạt lở, nhiều nơi đang trong tình trạng có nguy cơ sạt lở cao. Trong tình hình đó, tuyến đường 433 đoạn từ thành phố Hoà Bình lên trung tâm thị trấn Đà Bắc dài trên 12 km là một trong những tuyến bị ảnh hưởng nguyên trọng khi phải đối mặt với cơn bão số 1 đang diễn ra.
(HBĐT) - Ngày 28/7, Sở NN&PTNT tỉnh đã phối hợp với Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
(HBĐT) - Xã Cao Răm (Lương Sơn) có xuất phát điểm thấp nên khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã gặp nhiều khó khăn. Cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung chương trình, trong đó, tập trung vào tuyên truyền và phát động phong trào thi đua xây dựng NTM. Do đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực, tạo sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
(HBĐT) - Bà Đinh Thị Huệ (Đà Bắc) hỏi: Đề nghị cho biết, pháp luật quy định về bảo vệ môi trường (BVMT) đối với hộ gia đình như thế nào?