Hệ thống hồ chứa sinh học của nhà máy CBTBSXK Lạc Sơn không xử lý triệt để nguồn nước thải trong quá trình sản xuất, gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.

Hệ thống hồ chứa sinh học của nhà máy CBTBSXK Lạc Sơn không xử lý triệt để nguồn nước thải trong quá trình sản xuất, gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.

(HBĐT) - Mùi hôi thối nồng nặc, nguồn nước thải chưa được xử lý triệt để vẫn được xả trực tiếp ra môi trường... đang là nỗi bức xúc của hàng trăm hộ dân ở khu vực xung quanh Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu (CBTBSXK) nằm trên địa bàn xã Tân Mỹ (Lạc Sơn).

Ngột ngạt bầu không khí Tân Mỹ

 

Mặc dù Nhà máy CBTBSXK Lạc Sơn được đặt ở một địa điểm cách xa trung tâm huyện hàng chục km, xa khu dân cư thuộc địa bàn xã Tân Mỹ nhưng theo những người dân thì được biết vào những ngày nồm, gió nam thì ở thị trấn Vụ Bản vẫn còn ngửi thấy mùi hôi thối từ nguồn nước thải trong quá trình sản xuất của Nhà máy. Mùi hôi thối này xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài vào thời điểm chính vụ sản xuất của Nhà máy”.

 

Theo chỉ dẫn của những người dân, chúng tôi về Tân Mỹ. Mùa này không phải là vụ sản xuất chính của Nhà máy nên trên suốt chặng đường từ thị trấn Vụ Bản về đến ngã rẽ vào xã Tân Mỹ không khí cũng chẳng có mấy khác biệt. Điều này  càng rõ hơn khi chúng tôi vào sâu trong địa phận xã - một mùi hôi thối xộc lên nhức mũi. Chị Bùi Thị Xuân ở xóm Bùi cho biết: Nếu đúng chiều gió thì phải ngửi mùi hôi thối cả ngày, đêm chẳng ngủ được. Trong xã ai cũng kêu. Ở làng Mới gần nhà máy, nhiều giếng nước của các hộ dân đã bị ô nhiễm, nước chuyển màu xanh, có mùi thối không sử dụng được. Nhà mình ở cách nhà máy không xa nên mùi hôi thối lại càng nồng nặc.

  

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, Bùi Văn Yên cho biết: Cuối năm 2008, Nhà máy CBTBSXK Lạc Sơn đặt trên địa bàn xã đi vào hoạt động. Không thể phủ nhận những lợi ích mà nhà máy đem lại cho địa phương, nhưng bên cạnh đó, khi đi vào hoạt động cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống người dân trên địa bàn xã như tiếng ồn, bụi bặm do lượng xe chở nguyên vật liệu sản xuất đi lại nhiều. Tuy vậy, ảnh hưởng lớn nhất vẫn là tình trạng ô nhiễm môi trường. Vấn đề này đang gây bức xúc trong nhân dân địa phương. Trước thực trạng đó, nhiều lần chính quyền địa phương đã phản ánh lên nhà máy, các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

 

Ông Đỗ Văn Bảng, Chủ tịch HĐND xã, Đại biểu HĐND huyện cho biết thêm: Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên có phương án giải quyết tình trạng này. Tháng 3/2009, đoàn thanh tra môi trường của tỉnh cũng đã xuống nhà máy kiểm tra tình hình ô nhiễm môi trường. Đoàn đã yêu cầu nhà máy cần phải nghiêm túc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Đồng thời, yêu cầu đến nhà máy phải xây dựng hệ thống bể chứa nước thải theo đúng quy chuẩn, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đến ngày 31/10/2009 nhà máy phải hoàn thành việc trồng cây xung quanh hồ chứa, đồng thời phải hoàn thành việc lu lèn đáy hồ và xây dựng bờ bao hồ chứa nước thải tránh tình trạng rò rỉ, thẩm thấu nước thải ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên, cho đến nay nhà máy mới chỉ hoàn thành việc trồng cây xanh quanh khu vực hồ chứa. Còn các phần việc lu lèn đáy và xây dựng bờ bao xung quanh hồ chứa thì nhà máy vẫn chưa thực hiện.

 

Trong khi nhà máy chưa thực hiện các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hàng ngày người dân xã Tân Mỹ nói riêng và các xã lân cận nói chung vẫn phải hít thở bầu không khí ngột ngạt. Phó Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, Bùi Văn Yên cho biết: Cả xã có 21 xóm thì chỉ có khoảng 3 đến 4 xóm là không chịu ảnh hưởng thường xuyên mùi hôi thối từ nguồn nước thải của nhà máy, còn lại xóm nào cũng nằm trong tầm ảnh hưởng. Đặc biệt, khi Nhà máy đi vào sản xuất chính vụ, lượng nước thải đổ ra môi trường nhiều. Ảnh hưởng nhiều nhất là các xóm Đa, Ngheo, Bùi, Khểnh, Đong...

 

Người dân sẽ tiếp tục sống chung với ô nhiễm?!

 

Đó là câu hỏi mà dư luận đang đặt ra cho Nhà máy CBTBSXK Lạc Sơn. Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lạc Sơn, Bùi Văn Rỉnh cho biết: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Nhà máy CBTBSXK Lạc Sơn đã giảm rất nhiều so với thời điểm đầu năm 2009. Nếu như thời điểm đầu năm 2009 là 10 phần thì bây giờ đã giảm được 5 phần. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chưa đủ điều kiện để xử lý triệt để nên vẫn còn mùi hôi thối, nước thải vẫn còn đọng lại nhiều cặn trên đường xả ra môi trường. Mặc dù lượng phát thải chưa lớn nhưng cũng đã gây tác động xấu đến môi trường.

 

Trao đổi về vấn đề này, Giám đốc Nhà máy CBTBSXK Lạc Sơn, Trần Sỹ Trọng cũng đã thừa nhận nguồn phát thải trong quá trình sản xuất đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường khu vực xung quanh. Ông Trọng cho biết: Trong điều kiện hiện nay, Nhà máy đang sử dụng hệ thống hồ sinh học theo phương án II mà chúng tôi đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường để xử lý nước thải. Hệ thống này bao gồm có 4 hồ chứa, khi nước thải đưa về đây sẽ được lắng đọng và xử lý bằng men vi sinh. Vừa rồi, trong quá trình sản xuất để tránh tình trạng nước đầy hồ nên cho nước rửa củ chảy ra môi trường. Còn nước thải trong quá trình sản xuất thì vẫn được thu gom tại các hồ để xử lý. Do nước rửa củ vẫn còn có một lượng bùn, lẫn ít mủ của các củ xát, vỡ, gãy dập nên vẫn còn có mùi hôi thối. Sau khi được cơ quan chức năng nhắc nhở, nhà máy đã thực hiện nhiêm túc, không cho nguồn thải này chảy ra môi trường mà thu gom xử lý tại các hồ chứa. Theo ông Trọng: Có 2 điểm mà chúng tôi đang vi phạm trong xử lý môi trường từ nguồn phát thải của nhà máy là thẩm thấu và mùi. Về nguyên tắc thì nước chưa thải ra môi trường nên cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng mùi hôi thối và sự thẩm thấu đang là mối lo ngại của chúng tôi. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài thì nguồn nước ngầm sẽ bị ô nhiễm và đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Lý giải về việc chưa lu lèn đáy, xây dựng bờ bao hồ chứa, ông Trọng lý giải: Doanh nghiệp chưa tiến hành làm những công việc trên vì tài chính đang rất khó khăn. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cũng mất rất nhiều tiền nhưng là vấn đề lâu dài nên sẽ quyết tâm làm. Hiện nay đơn vị đã ký kết hợp đồng sơ bộ với đối tác nước ngoài, do quá trình làm thủ tục gặp không ít khó khăn nên đến nay thì cơ bản hoàn thành. Hy vọng từ nay đến cuối năm sẽ bắt đầu triển khai xây dựng. Khi hoàn thành, hệ thống xử lý nước thải sẽ xử lý triệt để, nước thải khi đưa ra môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

 

 

                                                                    Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục