Rừng nguyên sinh ở Đa Phúc được bảo vệ tạo nguồn sinh thủy cho hồ Ba Sào phục vụ tốt sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Rừng nguyên sinh ở Đa Phúc được bảo vệ tạo nguồn sinh thủy cho hồ Ba Sào phục vụ tốt sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

(HBĐT) - Giống như mọi năm, trung tuần tháng 3 là thời điểm huyện Yên Thủy bắt đầu bước vào những ngày khô hạn, nhiều nơi đồng đất đã rạn chân chim, không ít hồ nước đã gần như cạn gần trơ đáy. Vậy mà hồ Ba Sào (Đa Phúc), dù đã hai lần xả nước phục vụ cho sản xuất vụ chiêm - xuân vẫn ngày đêm rì rào sóng vỗ.

 

Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Dum cho biết: Các công trình thủy lợi trên địa bàn xã phát huy hiệu quả nhờ một yếu tố hết sức quan trọng là rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích đất trống- đồi trọc đang từng ngày  thu hẹp từ phong trào phát triển kinh tế rừng. Kết quả đó bắt nguồn từ phong trào học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy : “Rừng là vàng, nếu mình biết xây dựng và bảo vệ thì rừng rất quý” đã được cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã thấm nhuần và lan tỏa ngày càng sâu rộng.

 

Không kể những xã nằm trong các Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh như Pu Canh , Thượng Tiến, Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Hang Kia - Pà Cò... thì Đa Phúc là xã có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất tỉnh. Với hơn 315 ha, rừng già ở Đa Phúc xanh thẳm và trải dài suốt 2 xóm Đăng, Nhuội. Anh Bùi Duy Thông, cán bộ lâm nghiệp xã nói như khoe: “Rừng nguyên sinh của Đa Phúc có hệ thực vật phong phú với nhiều loại gỗ hiếm như nghiến, sấu cùng các loại cây dược liệu quý và đa dạng. Đặc biệt có 11 cây chò chỉ cao vút, trong đó, cây lớn nhất đến 7 người dang tay vòng quanh mới kín. Nói theo từ kỹ thuật, cây chò chỉ lớn nhất đường kính tới 3 m. Vào rừng già còn dễ dàng gặp các loài thú như cầy, chồn, cáo. Đôi khi còn là những chú khỉ, sơn dương... Giữ được rừng, chúng tôi không chỉ có được môi trường sinh thái trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn mà rừng già còn là nguồn sinh thủy quan trọng phục vụ sản xuất và đời sống. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền xã xác định quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên quý giá đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của hệ thống chính trị và mọi người trong cộng đồng dân cư”.

 

Làm theo lời Bác dạy, 15/15 xóm ở xã Đa Phúc đều xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội quy bảo vệ rừng. Trong quy ước, hương ước xây dựng đời sống văn hóa ở KDC, việc chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ rừng là một trong những tiêu chí bắt buộc để bình xét, phân loại gia đình, làng văn hóa. Để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng được triển khai thực hiện quy củ, nề nếp, đạt hiệu quả cao, xã không chỉ giao đất khoán rừng cho các hộ mà hàng năm còn tổ chức cho các hộ ký cam kết về nghĩa vụ, trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ, phòng - chống cháy rừng. Đặc biệt, UBND xã đã ra quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng cháy- chữa cháy rừng do Chủ tịch UBND xã trực tiếp làm Trưởng ban với các thành viên nòng cốt là Ban CA, xã đội, cán bộ lâm nghiệp và trưởng xóm. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng, những năm qua, lực lượng CA và dân quân xã Đa Phúc thường xuyên tổ chức tuần tra kịp thời ngăn chặn, xử lý những trường hợp có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng.

 

Trưởng Ban CA xã Bùi Văn Quản cho biết: Nhận thức và ý thức về quản lý, bảo vệ rừng của người dân Đa Phúc được nâng cao hơn sau khi Đảng bộ, chính quyền xã đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt, lời dạy của Bác: “Rừng là vàng, nếu mình biết xây dựng và bảo vệ thì rừng rất quý” được cụ thể hóa bằng những hành động, việc làm của mọi người, mọi nhà trong cộng đồng dân cư”.

 

Theo lời Trưởng CA xã Bùi Văn Quản, những năm trước đây cũng còn một số đối tượng lén lút vào rừng già săn bắt động vật hoang dã trái phép và theo quy định, người dân chỉ được tận dụng cây, cành khô do đổ ngã để làm củi. Vậy mà vẫn có một vài người đã cố tình chặt cây tươi rồi giấu trong rừng đợi đến khi khô mới mang về... Nhiều năm qua, nhất là từ khi xã phát động phong trào học tập và làm theo lời Bác dạy, những hiện tượng này đã được ngăn chặn triệt để bởi tất cả mọi người đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ rừng.

 

Cùng với tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt, công tác quản lý bảo vệ rừng được cụ thể hóa bằng phong trào thực hiện lời Bác Hồ kính yêu dạy trong xây dựng và bảo vệ rừng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở Đa Phúc luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong việc chăm lo, giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá. Phó chủ tịch xã Bùi Văn Lân bộc bạch: “Có được kết quả về quản lý, bảo vệ rừng như hôm nay là chúng tôi biết dựa vào nhân dân, nhất là những người có uy tín như già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ. Đồng thời, chú trọng giáo dục thế hệ trẻ thông qua sinh hoạt và hoạt động của đoàn thanh niên cùng các hoạt động ngoại khóa của các trường học. Bên cạnh đó, vai trò của các tổ an ninh tự quản luôn được coi trọng và phát huy để kịp thời phát hiện và giải quyết những vụ việc phát sinh tại cơ sở, trong đó có những hành vi vi phạm lâm luật”.

 

Làm theo lời Bác dạy trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, cuộc sống của người dân Đa Phúc đang từng ngày khấm khá hơn. Nguồn sinh thủy từ rừng già giúp Đa Phúc sớm hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Với trên 650 ha mía, hiện Đa Phúc đang đứng trong tốp đầu của Yên Thủy về vùng nguyên liệu của Nhà máy mía đường Việt - Đài. Theo đó, bình quân thu nhập của xã đã đạt 14,5 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, rừng nguyên sinh ở Đa Phúc đang từng bước thu hút du khách trong nước và nước ngoài đến thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Với những nét đẹp văn hóa đậm đà, phong phú được bảo tồn, phát huy cùng cảnh quan kỳ thú, hấp dẫn do thiên nhiên ban tặng và được người dân nâng niu, giữ gìn rừng nguyên sinh sẽ mở ra triển vọng mới để Đa Phúc hướng tới phát triển ngành "công nghiệp không khói".

 

 

 

                                                                 Đức Phượng

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục