Ngư hộ xã Thung Nai (Cao Phong) được tuyên truyền về quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản qua tờ rơi, áp phích.

Ngư hộ xã Thung Nai (Cao Phong) được tuyên truyền về quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản qua tờ rơi, áp phích.

(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, chú trọng thông qua tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành, đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng an ninh trên địa bàn trong ngăn ngừa, kiểm soát các hành vi gây tổn hại đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.

 

Cùng với lực lượng chức năng như công an, phòng NN&PTNT các huyện và UBND các xã vùng hồ sông Đà, Chi cục Thủy sản đã triển khai tuyên truyền, tập huấn, giới thiệu Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt là tuyên truyền Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 2/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản. Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền như phát tờ rơi, tài liệu, áp phích và tổ chức tập  huấn cho cán bộ xã, phường, nông ngư trên địa bàn toàn tỉnh. Từ năm 2008 đến nay đã tổ chức 25 lớp tập huấn với tổng số hơn 1.000 người được tuyên truyền. Nhân ngày Môi trường thế giới hàng năm, Chi cục Thủy sản phối hợp tổ chức mít tinh, triển khai các hoạt động hưởng ứng, vận động nhân dân BVMT và nguồn lợi thủy sản như thu gom rác thải, cắm biển BVMT, bảo vệ các loài thủy sản đang có nguy cơ cạn kiệt.

 

Qua khảo sát tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng hồ chứa thủy điện Hòa Bình xác định được 24 bãi cá đẻ tự nhiên của 4 nhóm tham gia đẻ trứng (nhóm đẻ trứng trôi nổi, nhóm đẻ trứng dính và bán dính, nhóm đẻ trứng hang hốc, nhóm đào hố đẻ và áp trứng trong miệng). Chi cục Thủy sản đã xây dựng bản đồ quy hoạch các bãi cá đẻ tự nhiên trên địa bàn và hàng năm tiếp tục điều tra, khảo sát, bổ sung, khoanh vùng biển cấm khai thác thủy sản theo mùa vụ cá đẻ nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản vốn có của địa phương. Đến nay đã xác lập 10 biển cấm tại suối Doi, suối Ké - xã Hiền Lương, suối Trạch - xã Vầy Nưa (Đà Bắc), khu Vật Mang, thung Bang - xã Thung Nai (Cao Phong), đảo bản Mu, cửa suối Ngòi- xã Ngòi Hoa (Tân Lạc), cửa suối Rút - xã Phúc Sạn (Mai Châu) cửa suối Hạt - xã Yên Hòa, cửa suối Chông - xã Đồng Ruộng (Đà Bắc). Trong 3 năm 2011 - 2013, Chi cục đã phối hợp với xã Thung Nai (Cao Phong), Hiền Lương (Đà Bắc) phát động phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tiến hành thả 57.500 con cá giống xuống hồ gồm cá lăng, chày, bỗng, mè trắng, mè hoa... Cá giống được thả xuống bãi cá đẻ và được khoanh vùng, bảo vệ.

 

Từ đầu năm đến nay, hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được tăng cường. Chi cục Thủy sản đã tổ chức 6 lớp tập huấn về Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật cho ngư dân có hoạt động thủy sản, bình quân 50 người/lớp, ngoài ra còn phát 4.300 tờ rơi tuyên truyền về nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác bảo vệ nguồn lợi. Vào cuối tháng 7 vừa qua, hoạt động thả cá giống nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các giống loài thủy sản, gìn giữ sự đa dạng hệ sinh thái thủy sinh vật, tiến tới phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản cũng được triển khai. Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản đang tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/1998/CT - TTg ngày 2/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành  vi vi phạm sử dụng các   ngư cụ trong danh mục cấm để khai thác thủy sản, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản trên sông, suối và các vùng nước tự nhiên khác.

 

 

                                                                  Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục