Dòng sông Bùi, đoạn qua thị trấn Lương Sơn bị ô nhiễm vì dòng nước thải của các DN sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Dòng sông Bùi, đoạn qua thị trấn Lương Sơn bị ô nhiễm vì dòng nước thải của các DN sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.

(HBĐT) - Xác định rõ: cùng với tiến trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng CN -TTCN là những nguy cơ lớn về môi trường, thời gian qua, tỉnh ta đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay, kết quả chưa được như mong muốn, nguyên nhân được xác định bởi cả 2 yếu tố chủ quan và khách quan với những khó khăn, bất cập chưa hẹn ngày được tháo gỡ.

 

Trong 10 tháng qua, Sở TN &MT đã trình UBND tỉnh phê duyệt 48 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, trong đó có 2 cơ sở gây ô nhiễm trầm trọng trên địa bàn tỉnh trong năm 2013. Thực hiện quan trắc môi trường 260 doanh nghiệp để phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường báo cáo tỉnh xem xét xử lý. Cấp sổ chủ nguồn thải cho 41 đơn vị, trong đó có 33 đơn vị cấp lần đầu và cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải cho 1 đơn vị. Cung cấp thông tin hiện trạng môi trường của các cơ sở thuộc ngành xây dựng năm 2013 trên địa bàn cho Sở Xây dựng... Đó là những việc làm thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở TN &MT do còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ và chế tài để xử lý nên việc quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn chưa thực sự hiệu quả.   

Để minh chứng cụ thể cho những nhận định trên, Sở TN &MT đã đưa ra hàng loạt những dẫn chứng cụ thể: Việc phát hiện, kiểm tra, xử lý các đơn vị gây ô nhiễm môi trường đôi khi chưa kịp thời, chưa kiên quyết. Hoạt động bảo vệ môi trường chưa được gắn kết chặt chẽ giữa các cấp, ngành, đặc biệt là cấp cơ sở. Nhận thức về vai trò, trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân và doanh nghiệp chưa cao. Rác thải công nghiệp, y tế và rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều nhưng việc xử lý hiện nay chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp, tiêu hủy thủ công dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Việc thẩm định và thu phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp còn gặp khó khăn do có nhiều DN triển khai chậm trong việc lập, nộp tờ khai, nộp phí và chưa chấp hành nộp phí theo quy định. Hiện tại, nhiều DN đang hoạt động thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại nhưng không chấp hành theo quy định. Một số cơ sở DN không báo cáo tình hình quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định. Do đó, cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn trong quản lý chất thải nguy hại. Cho đến nay, tỉnh ta chưa có Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường nên rất khó khăn trong quan trắc và cập nhật thường xuyên hiện trạng môi trường của tỉnh, quan trắc các khu vực gây ô nhiễm, sự cố môi trường hoặc tham gia vào các đoàn kiểm tra, giám sát, giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường một cách kịp thời. Việc thực hiện quan trắc, kiểm tra, giám định về tác động môi trường từ trước tới nay đều phải thuê các đơn vị tư vấn ở các tỉnh bạn nên thiếu chủ động và không kịp thời, mặt khác còn ảnh đến nguồn thu ngân sách của tỉnh.  

Bởi những khó khăn trên nên số vụ việc, cơ sở gây ô nhiễm môi trường được đem ra xử lý chưa nhiều. Trong 10 tháng qua, Sở TN &MT tiếp nhận 4 đơn, thư khiếu nại về vấn đề môi trường. Qua thanh, kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính 3 đơn vị số tiền 103 triệu đồng.  Số vụ việc bị xử lý này quá nhỏ so với con số 48 cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong năm 2013 mà Sở TN &MT đã trình UBND tỉnh phê duyệt. Một minh chứng cụ thể hơn là ngày càng có nhiều lá đơn, những lời phản ánh của người dân đến các cơ quan chức năng của tỉnh bày tỏ bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số đơn vị SX -KD, khai thác khoáng sản. Vấn đề môi trường ở TPHB đang thực sự trở thành điểm nóng nhưng chưa tìm được cách tháo gỡ. Tình trạng các tàu, thuyền du lịch trên lòng hồ sông Đà xả rác thải bừa bãi đến nay chưa có phương án quản lý hiệu quả. Đã đến lúc cần có một cái nhìn toàn diện của cơ quan có thẩm quyền và sự phối hợp vào cuộc một cách tích cực của các cơ quan chức năng để tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những điểm thiếu và yếu để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, bảo vệ môi trường. 

 

                                                                        Thúy Hằng

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục