(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Kim Bôi đã phối hợp thông tin tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về sửa đổi Luật Đất đai để mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Bằng các hình thức lấy ý kiến như góp ý trực tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử, tổ chức hội nghị, hội thảo, MTTQ huyện đã tổng hợp được 2.239 lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Huyện
Kim Bôi tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo đồng chí Bùi Thanh Hải,
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Kim Bôi, qua tổng hợp các ý kiến cho thấy, Nhân dân
đánh giá cao nội dung của dự thảo Luật sửa đổi. Dự thảo Luật đã bổ sung nhiều
quy định mới sát với tình hình thực tế hiện nay và kế thừa Luật Đất đai năm
2013.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến
cho rằng, dự thảo Luật cần giải thích từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu hơn, đồng thời
đưa ra các quy định cụ thể, dễ thực hiện, tránh mâu thuẫn với các điều khoản
trước đó cũng như các bộ luật có liên quan. Đặc biệt, nhiều ý kiến thể hiện sự
quan tâm đến nội dung quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất cần sát thực tế, phù hợp với cả khu vực thành thị
và nông thôn.
Cụ thể, tại Điều 49: Điều
kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ); góp vốn bằng QSDĐ. Về việc mở
rộng đối tượng nhận chuyển nhượng QSDĐ lúa là phù hợp, tuy nhiên nên bổ sung một
số trường hợp ngoại lệ không được nhận chuyển nhượng đất lúa như tổ chức kinh tế,
cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không nhận chuyển nhượng QSDĐ lúa
để tránh nguy cơ người nông dân không có đất để sản xuất.
Tại Điều 50: Điều kiện
bán, mua tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được
Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm. Dự thảo Luật đã quy định khi thực
hiện quyền này cần phải đảm bảo các tiêu chí sau: Tài sản gắn liền với đất thuê
được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật; đã hoàn thành việc xây dựng
theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp
thuận, trừ trường hợp phải thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực thi hành hoặc kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thanh
tra, kiểm tra; ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng mà chưa khấu trừ
hết vào tiền thuê đất phải nộp.
Thấy rằng đây là quy định
mới cần được cân nhắc, xem xét kỹ, đánh giá tác động của việc cho phép chuyển
nhượng, thế chấp quyền thuê đất trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm trên
các khía cạnh KT-XH, hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhất là việc thế chấp
ngân hàng vay vốn. Đồng thời nếu quy định như vậy sẽ thiếu công bằng giữa các
trường hợp thuê đất trả tiền một lần và thuê đất trả tiền hàng năm. Người thuê
đất trả tiền hàng năm có thể lợi dụng chính sách này để vay vốn ngân hàng nhưng
không có khả năng trả nợ.
Dự thảo Luật đã quy định
cụ thể, chi tiết những trường hợp thu hồi đất vì mục đích QP-AN; thu hồi đất để
phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật
về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc SDĐ. Tuy nhiên còn một số quy định
chưa rõ ràng, khó thực hiện. Cụ thể, Điều 77: Thu hồi đất vì mục đích QP-AN, đề
nghị bổ sung việc thu hồi đất ở thôn, xóm do thôn, xóm quản lý, đề nghị cấp huyện
ra quyết định thu hồi, đảm bảo thời gian. Điều 78: Thu hồi đất để phát triển
KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng: Việc thu hồi đất chưa có sự thống nhất nhận
thức và trách nhiệm, phát sinh những bất cập trong quá trình thực hiện, cần làm
rõ mục đích các trường hợp thật cần thiết phải tiến hành thu hồi, nên có các
trường hợp cụ thể để giải quyết hài hòa Nhà nước, chủ đầu tư và người SDĐ nhằm
giúp các địa phương có sự chủ động trong việc thu hồi đất.
Tại điểm e, khoản 2, Điều
78 quy định: Dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng
đề nghị điều chỉnh bổ sung là: "Dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, cơ sở hỏa táng không nhằm mục đích kinh doanh”. Vì nếu nhằm mục đích kinh
doanh phải chuyển sang thành dự án thỏa thuận nhận chuyển nhượng. Như vậy sẽ
bình đẳng hơn, không phân biệt địa vị, giàu nghèo trong xã hội, người dân khi
qua đời đều quyền được vào.
Đối với Điều 121 về chuyển
mục đích SDĐ, người dân đề nghị bổ sung việc chuyển đổi mục đích SDĐ rừng sang
đất ở cho những vùng nông thôn không có đất xây dựng nhà ở, phải sử dụng các loại
đất khác. "Việc chuyển mục đích SDĐ không thuộc quy định tại điều này thì
người SDĐ phải đăng ký biến động theo quy định của pháp luật", đề nghị quy
định rõ việc chuyển mục đích không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
có cần phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ hay không? Vì nội dung này
trong Luật Đất đai không quy định cụ thể dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau,
không biết áp dụng thế nào là đúng.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Ngày 28/2, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
(HBĐT) - Về các xã: Sào Báy, Nam Thượng, Vĩnh Đồng... huyện Kim Bôi những ngày này, chúng tôi dễ dàng bắt gặp nụ cười của nông dân trồng dưa chuột. Ðang thời điểm thu hoạch, cứ thống nhất giá xong là tư thương hái, cân, thanh toán tại chỗ với giá cao. Dọc đường 12B cũng tấp nập người qua lại để mua dưa chuột đầu vụ.
(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.
(HBĐT) - Triển khai kế hoạch của UBND tỉnh về việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, từ cuối tháng 2, Sở Xây dựng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến dự thảo Luật thông qua trang thông tin điện tử của Sở, hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, đồng thời lồng ghép trong các cuộc giao ban, sinh hoạt chi bộ, nhóm zalo nội bộ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở.
(HBĐT) - Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), về cơ bản, Sở NN&PTNT nhất trí với dự thảo Luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành, sở tập trung góp ý một số nội dung sau: