(HBĐT) - Ngày 28/2, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).



Quang cảnh hội nghị. 

Hội thảo đã lấy ý kiến về 9 vấn đề trọng tâm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ); thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình SDĐ.

Cùng với đó, đại biểu đã thảo luận các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của phụ nữ với vai trò là người SDĐ; quyền, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan đến việc quản lý và SDĐ; trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; về người SDĐ. Một số nội dung đặc thù tại địa phương mà hội viên, phụ nữ quan tâm.

Các đại biểu cơ bản nhất trí về chủ trương sửa đổi Luật Đất đai; đóng góp một số ý kiến liên quan, như: Cần rà soát đồng bộ để thống nhất quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản; có sự điều chỉnh tại dự thảo để phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản; quy định cụ thể việc chuyển đổi mục đích SDĐ, thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; nguyên tắc định giá đất; quy định quản lý, sử dụng các loại đất; thu ngắn thời hạn tranh chấp đất đai... 
Đặc biệt, liên quan đến vấn đề cấp GCNQSDĐ mang tên cả vợ và chồng, Luật Đất đai 2013 quy định cả vợ và chồng cùng đứng tên trên GCN đã làm tăng tỷ lệ GCN có cả tên vợ và chồng, đảm bảo quyền của phụ nữ nói riêng và quyền của người SDĐ nói chung, tạo cơ hội cho phụ nữ chủ động tham gia các hoạt động KT-XH. Song trên thực tế, việc cấp GCN với hộ gia đình và đối tượng là vợ và chồng có chung quyền SDĐ mà mới có tên người chồng vẫn còn nhiều. Nguyên nhân do nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế trong triển khai cấp đổi, người dân không nắm rõ các quy định pháp luật để có yêu cầu cấp đổi. Cộng thêm, khoản 4, Điều 98, Luật Đất đai 2013 quy định "Việc cấp đổi GCN đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang GCNQSDĐ để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu”; được giữ nguyên tại khoản 4, Điều 143, dự thảo Luật Đất đai. Pháp luật cũng không có cơ chế bắt buộc phải đổi GCN, vô hình chung làm mất ý nghĩa của quy định cấp GCNQSDĐ phải ghi tên của họ, tên vợ và họ, tên chồng. Do đó, đa số  đại biểu đồng thuận với việc nên quy định theo hướng cấp đổi GCN đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng sang GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là trách nhiệm của Chính phủ, không thể xuất phát từ yêu cầu của người dân. Cụ thể, là sửa khoản 4, Điều 143 dự thảo Luật.

Đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến đóng góp của đại biểu để gửi tới các cơ quan chức năng.

H.D

Các tin khác


Xã Văn Sơn nỗ lực thực hiện tiêu chí giao thông

(HBĐT) - Để về đích nông thôn mới (NTM) theo đúng kế hoạch đề ra, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực nhằm hoàn thành 19 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí số 2 về giao thông được xã xem là trọng tâm.

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó, hội viên, nông dân (HVND) có vai trò trung tâm và nòng cốt, được xác định là chủ thể trong quá trình xây dựng NTM. Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã triển khai nhiều nội dung, việc làm cụ thể, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM, làm cho bức tranh nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc.

Huyện Tân Lạc: Nâng cao chất lượng đời sống người dân

(HBĐT) - Dù có xuất phát điểm thấp, song những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới (NTM). Diện mạo các vùng quê ngày càng đổi mới, hướng tới mục tiêu cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Huyện Lạc Thủy: Chú trọng tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Gần 5 năm tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi bò sữa, gia đình ông Chu Văn Sâm ở thôn Đồng Danh, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã trở thành hộ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) với mức thu trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm.

Huyện Đà Bắc: 4/16 xã đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có điều kiện KT-XH khó khăn nên trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, huyện xác định lồng ghép các nguồn lực để nâng cao hiệu quả thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất. Theo UBND huyện, các giải pháp được triển khai đồng bộ và từng bước phát huy hiệu quả, trong đó, chú trọng phát triển sản xuất để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

Huyện Yên Thủy: Đến cuối năm 2023, dự kiến đạt 5/9 tiêu chí huyện nông thôn mới

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt huyện NTM. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí huyện NTM, đến nay, có 3/9 tiêu chí đã đạt, gồm các tiêu chí về thủy lợi, điện, hệ thống chính trị - an ninh trật tự - hành chính công. Trong 6 tiêu chí chưa đạt, huyện dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành 2 tiêu chí về quy hoạch và chất lượng môi trường sống. Như vậy, đến cuối năm 2023, đạt 5/9 tiêu chí huyện NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục