(HBĐT) - Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được Quốc hội (QH) quyết định vào ngày 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, mỗi công dân là cử tri thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong QH và HĐND các cấp, góp phần xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Quy trình tổ chức bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp được pháp luật quy định từ việc lựa chọn người ứng cử được thực hiện theo 3 bước (lần) hiệp thương, tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác của người ứng cử; tổ chức tiếp xúc cử tri vận động bầu cử của các ứng cử viên tại các đơn vị bầu cử đến việc thực hiện quyền tố cáo, khiếu nại của công dân liên quan đến người ứng cử đến công tác tổ chức bầu cử đều được pháp luật quy định chặt chẽ, đảm bảo sự tham gia của Nhân dân trên cơ sở các nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Theo thông tin từ Uỷ ban bầu cử (UBBC) tỉnh, đến nay, hầu hết các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã quán triệt nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, triển khai thực hiện quy trình bầu cử theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, của Hội đồng bầu cử Quốc gia và của UBBC tỉnh. Không khí, dư luận Nhân dân ngày càng tích cực hướng về ngày bầu cử, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân về sự kiện chính trị trọng đại của quê hương, đất nước.   

Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động rất tích cực và tuân thủ pháp luật đã xuất hiện tình trạng lúng túng, cách làm hình thức, qua loa đại khái trong triển khai thực hiện các quy trình giới thiệu người ứng cử, việc thành lập các cơ quan, bộ phận giúp việc UBBC các cấp theo luật định của một số cấp uỷ, tổ chức Đảng và UBBC một số địa phương. Một vài nơi xuất hiện tình trạng lợi dụng khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật nay chuyển sang tố cáo người giải quyết, cơ quan giải quyết nhằm làm nhiễu loạn thông tin, gây áp lực với các cơ quan Đảng, Nhà nước. Lợi dụng mạng xã hội các tổ chức phản động nước ngoài câu kết với các phần tử bất mãn chế độ, cơ hội chính trị trong nước ra sức chống phá quyết liệt cuộc bầu cử bằng các thủ đoạn xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, nhận xét đánh giá thiếu khách quan, quy chụp để lái dư luận Nhân dân theo hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử với mục đích gây rối loạn trật tự xã hội, phá hoại cuộc bầu cử.

 Tác động tình hình trên có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là cơ bản, đó là một số cấp uỷ, tổ chức Đảng chưa thực sự quan tâm đầy đủ, quán triệt nghiêm túc các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên về công tác bầu cử; chưa tập trung kiểm tra, giám sát; xuất hiện tâm lý chủ quan, chủ nghĩa kinh nghiệm, chậm cập nhật các quy định mới của pháp luật; công tác nắm bắt và định hướng dư luận, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bầu cử còn hạn chế. Đây là những vấn đề các cấp uỷ, các tổ chức phụ trách bầu cử cần sớm nhận diện, chủ động giải quyết kịp thời những phát sinh tại đơn vị, địa phương mình, đồng thời xây dựng kế hoạch đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật, thủ đoạn chống phá cuộc bầu cử của các thế lực thù địch phản động, bất mãn và cơ hội chính trị.

Xác định việc lựa chọn, giới thiệu danh sách người ứng cử để Nhân dân bầu vào QH, HĐND các cấp là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử sau này. Do vậy, các cấp uỷ, UBBC các cấp cần coi trọng và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình nhân sự ứng cử theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của Hội đồng bầu cử Quốc gia và của Trung ương. Việc lựa chọn các ứng cử viên phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ năng lực và bản lĩnh trí tuệ, có sức khoẻ và điều kiện để làm nhiệm vụ đại biểu, kiên quyết không để các phần tử cơ hội, thoái hoá biến chất, lợi ích nhóm lọt vào QH và HĐND các cấp. Bên cạnh đó, khi thực hiện quy trình hiệp thương lựa chọn nhân sự, lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri tại nơi công tác, nơi cư trú và các cuộc tiếp xúc cử tri vận động bầu cử của các ứng cử viên phải được tổ chức thật dân chủ, bình đẳng, công khai, khách quan, công tâm không để xảy ra hiện tượng vận động bầu cử trái pháp luật. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền trong các tầng lớp Nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân đối với công tác bầu cử. Mỗi người dân cần hiểu và ý thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình như quyền ứng cử, đề cử, bày tỏ tín nhiệm của mình đối với người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; đặc biệt là quyền bỏ phiếu và quyền giám sát các cơ quan, tổ chức phụ trách bầu cử tuân thủ các quy định của pháp luật về bầu cử.

UBBC, các tổ chức phụ trách bầu cử đặc biệt là tổ bầu cử cần phối hợp chặt với Uỷ ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên làm tốt công tác hướng dẫn, động viên Nhân dân, cử tri tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình. Đồng thời, xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội tạo bầu không khí dân chủ, phấn khởi, tin tưởng của cử tri và Nhân dân tại các khu vực bầu cử, địa điểm bỏ phiếu để ngày bầu cử ĐBQH khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực sự là ngày hội của toàn dân.

Nguyễn Tiến Sinh 
(Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ)


Các tin khác


Đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai, cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu nữ giới thiệu ứng cử HĐND các cấp trong tỉnh đều đạt cao hơn quy định. Cụ thể: Số lượng nữ tham gia ứng cử ĐBQH chiếm 50% (không tính 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu); đại biểu HĐND tỉnh chiếm 40,52%; đại biểu HĐND cấp huyện chiếm 39,1%; đại biểu HĐND cấp xã chiếm 38,3%. Các ứng cử viên nữ đều có trình độ, phẩm chất tốt và được tín nhiệm cao.

Ghi tên vào danh sách cử tri

(HBĐT) - Hỏi: Cách tính tuổi công dân để ghi tên vào danh sách cử tri?

Công an huyện Lạc Sơn chú trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho công tác bầu cử

(HBĐT) - Với mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công tác bầu cử, Công an huyện Lạc Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo ANTT phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Xã Kim Bôi thực hiện nghiêm túc, đúng luật, tiến độ công tác bầu cử

(HBĐT) - Xã Kim Bôi (Kim Bôi) là xã được nhập từ 3 xã cũ, hiện nay có địa bàn rộng với 14 xóm, dân số trên 14.000 người. Để triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đảm bảo tiến độ, đúng luật, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể xã đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản, bước hướng dẫn của cấp trên và sâu sát với cơ sở.

Quy định về cử tri, người có quốc tịch Việt Nam

(HBĐT) - Hỏi: Những người như thế nào được gọi là cử tri, người có quốc tịch Việt Nam?

Cử tri tổ 7, phường Quỳnh Lâm tín nhiệm tuyệt đối người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

(HBĐT) - Tối 6/4, UB MTTQ phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) đã chủ trì tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú (tổ 7) đối với 1 người ứng cử (NƯC) đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và 5 NƯC đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Dự hội nghị có các đồng chí là NƯC ĐBQH và HĐND các cấp cư trú tại tổ; lãnh đạo UB MTTQ tỉnh và các cơ quan, đơn vị có người ứng cử, cùng 85 cử tri.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục