(HBĐT) - Hỏi: Những người như thế nào được gọi là cử tri, người có quốc tịch Việt Nam?

Trả lời: Cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, tính đến ngày bầu cử (ngày 23/5/2021) đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.

Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, người được xác định có quốc tịch Việt Nam (là công dân Việt Nam) nếu có một trong những căn cứ sau:

1. Cha, mẹ đều là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

2. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

3. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.

4. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài mà được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam và cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.

7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam.

8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam.

9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

11. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.

12. Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ (nếu người con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người con).

Người đã có quốc tịch Việt Nam mà bị mất quốc tịch Việt Nam, được Chủ tịch nước quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam thì không còn là công dân Việt Nam.

Người có quốc tịch Việt Nam có thể được chứng minh bằng một trong các loại giấy tờ sau:

1. Giấy khai sinh; trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ.

2. Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.

3. Hộ chiếu Việt Nam.

4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Đ.H (TH)


Các tin khác


Xã Tây Phong: Tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử

(HBĐT) - Quán triệt các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của T.Ư, của tỉnh và huyện Cao Phong về việc chuẩn bị công tác bầu cử (CTBC), Ban chỉ đạo (BCĐ), Ủy ban Bầu cử (UBBC), UBMTTQ xã Tây Phong (Cao Phong) khẩn trương triển khai các bước chuẩn bị cho CTBC đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại địa phương theo đúng trình tự, đảm bảo dân chủ, đúng luật.

100% cử tri tổ 6, phường Quỳnh Lâm tín nhiệm 7 người ứng cử đại biểu HĐND các cấp

(HBĐT) - Tối 2/4, tại Nhà văn hóa tổ 6, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình), UB MTTQ phường đã chủ trì tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với 7 người ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tham dự hội nghị có các đồng chí là ứng cử viên HĐND tỉnh khóa XV, HĐND huyện, phường cư trú trên địa bàn tổ; lãnh đạo UB MTTQ tỉnh và các cơ quan, đơn vị có người ứng cử, cùng 159/216 cử tri được triệu tập.

Gửi niềm tin vào lá phiếu bầu cử

(HBĐT) - Những ngày gần đây, bà Nguyễn Thị Hải cũng như nhiều người dân cư trú tại tổ dân phố số 3, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) thường xuyên theo dõi tin tức liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. "Qua các phương tiện truyền thông, người dân chúng tôi tiếp cận đầy đủ, chính xác thông tin, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của cử tri để sẵn sàng tham gia bầu cử, với mong muốn lựa chọn được những người xứng đáng nhất làm "người đại biểu của Nhân dân” trong nhiệm kỳ tới” - bà Nguyễn Thị Hải cho biết.

Lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với các ứng cử viên ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp tại phường Phương Lâm

(HBĐT) - Tối 2/4, Ủy ban MTTQ phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú đối với người được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tới dự đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; lãnh đạo UB MTTQ tỉnh, Sở Nội Vụ, Văn phòng Tỉnh ủy; đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND phường và gần 80 đại biểu cử tri thuộc tổ dân phố số 4, phường Phương Lâm.

Hướng dẫn xử lý trường hợp khuyết người ứng cử

(HBĐT) - Hội đồng Bầu cử quốc gia ban bành Nghị quyết số 160/NQ-HĐNBCQG, ngày 22/3/2021 về hướng dẫn xử lý trường hợp khuyết người ứng cử (NƯC) đại biểu HĐND vì lý do bất khả kháng.

Chú trọng kiểm tra, giám sát trong công tác bầu cử

(HBĐT) - Kiểm tra, giám sát (KTGS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của MTTQ trong công tác bầu cử (CTBC) đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026. UB MTTQ tỉnh đã chủ động xây dựng Kế hoạch số 92 /KH-MTTQ-BTT về công tác KTGS bầu cử; chỉ đạo, hướng dẫn MTTQ cấp huyện xây dựng kế hoạch KTGS ở cấp mình. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục