Năm 2024, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi hỗ trợ nguồn kinh phí trên 575 triệu đồng triển khai hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động vùng DTTS huyện Đà Bắc.
Người lao động dân tộc thiểu số xã Giáp Đắt (Đà Bắc) tham gia lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm.
Đến nay, chương trình đào tạo đã hoàn thành, đảm bảo tiến độ và yêu cầu đặt ra với 13 lớp nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, tổng số 294 người học, trung bình mỗi lớp từ 18 - 30 học viên. Các lớp đào tạo nghề chủ yếu gắn với sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề phi nông nghiệp phù hợp trình độ, điều kiện thực tiễn của lao động địa phương, như: kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, chăn nuôi gà hữu cơ, trồng và chăm sóc cây ăn quả, mây giang đan, dệt thổ cẩm… Bên cạnh đó, huyện triển khai mở lớp tuyên truyền hướng nghiệp ở một số xã như: Tiền Phong, Yên Hòa, Đồng Chum, Giáp Đắt.
Công tác đào tạo nghề thuộc dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi. Dự án đã tác động hiệu quả trong tạo việc làm tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện thu nhập, thoát nghèo bền vững cho đồng bào DTTS các xã, từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
B.M
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 11 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Trong đó có 2 làng nghề thuộc nhóm ngành nghề sản phẩm chế biến là làng nghề nấu rượu; 7 làng nghề truyền thống thuộc nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, thêu ren, đan lát.
Đồng Chum thuộc vùng lõi nghèo huyện Đà Bắc. Phần lớn dân số trong xã là đồng bào dân tộc Tày, canh tác nông, lâm nghiệp là chủ yếu, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Các chương trình mục tiêu quốc gia tập trung hỗ trợ về hạ tầng cơ sở, giải quyết những vấn đề đời sống sinh kế của người dân, nhất là về thu nhập, hộ nghèo.
Xóm Củm, xã Vạn Mai (Mai Châu) có 100 hộ, hơn 460 nhân khẩu, 95% dân số là người dân tộc Thái. Theo ông Hà Công Minh, Trưởng xóm Củm, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt với lúa là cây trồng chính kết hợp nuôi cá ao và phát triển đàn gia cầm, kinh tế hộ gia đình chưa có bước đột phá...
Trong 10 tháng năm 2024, công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động của thành phố Hòa Bình tiếp tục khởi sắc. Qua các kênh của doanh nghiệp có chức năng tư vấn, giới thiệu, tuyển dụng đã đưa 112 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
Xã Thanh Sơn (Lương Sơn) đang trên đà khởi sắc về diện mạo cơ sở hạ tầng nông thôn mới, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Theo đồng chí Bạch Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã, bên cạnh sự quan tâm về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, người dân địa phương có ý thức chủ động vươn lên, nhanh nhạy lựa chọn phương cách làm giàu. Trong đó, xuất khẩu lao động (XKLĐ) là mục tiêu được nhiều lao động xác định tạo ra những thay đổi cuộc sống mang tính bước ngoặt.
Với bề dày nhiền năm hoạt động trong lĩnh vực cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài, Công ty CP quốc tế Việt Nam Hòa Bình (phường Thống Nhất, TP Hòa Bình) đã giới thiệu, hỗ trợ nhiều lao động của tỉnh, chủ yếu là lao động người dân tộc thiểu số thuộc vùng đặc biệt khó khăn tham gia thị trường xuất khẩu lao động với công việc ổn định, mức thu nhập hấp dẫn.