Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Tân Lạc tập trung xây dựng sản phẩm nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Ở xóm Ngay, xã Mỹ Hòa, nhờ cải tiến phương pháp nuôi ong mật đã tạo nên sản phẩm mật ong Mỹ Hòa chất lượng, đặc trưng và đã được đánh giá sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2023.
Sản phẩm mật ong Mỹ Hòa (xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc) được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của ông Bùi Văn Tường ở xóm Ngay. Ông Tường được nhiều người biết đến là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, vừa cần cù lại giỏi kinh doanh. Trước đây, gia đình ông chủ yếu nuôi ong phục vụ nhu cầu của gia đình và để biếu người thân. Đến tháng 11/2017, nắm bắt nhu cầu thị trường, ông cùng 12 hộ dân trong xã thành lập Tổ hợp tác nuôi ong mật Mỹ Hòa. Ông hiện là tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong lấy mật xóm Ngay và là một trong những hộ nuôi ong lâu năm của xóm.
Ông Tường chia sẻ: Thời kỳ đầu nuôi ong, số lượng được tôi duy trì trên 5 đàn. Hiện nay gia đình có hơn 80 đàn ong, mỗi năm cho thu hoạch từ 500 - 550 lít mật. Tổ hợp tác luôn nhắc nhở các thành viên đảm bảo kỹ thuật từ chăm sóc, tách đàn, quay mật đến con giống. Nhất là khâu phòng trị bệnh, bà con sử dụng biện pháp sinh học, không dùng thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng mật.
Ngoài nuôi ong lấy mật, các thành viên Tổ hợp tác nuôi ong mật Mỹ Hòa còn bán ra thị trường các sản phẩm phấn hoa, sáp ong và ong giống, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Với giá bán mật ong từ 200 - 250 nghìn đồng/lít, mỗi năm tổ hợp tác thu về hơn 1 tỉ đồng. Được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, sản phẩm mật ong Mỹ Hòa đã có mặt tại nhiều cửa hàng thực phẩm an toàn trong và ngoài huyện.
Ngoài tạo sinh kế cho người dân, nghề nuôi ong còn mang lại giá trị kép, kích thích thụ phấn trên các loại cây ăn quả và góp phần tiêu diệt côn trùng, dịch hại trên cây trồng. Chất lượng mật ong Mỹ Hòa được đánh giá vàng sánh, vị ngọt thanh, có mùi thơm đặc trưng, chứa nhiều khoáng chất, nguồn vitamin dồi dào giúp bồi bổ sức khỏe. Sản phẩm mật ong có mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng, được người tiêu dùng đánh giá tốt. Bên cạnh đó, nuôi ong lấy mật là hình thức khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho người dân.
Đồng chí Phạm Thị Minh Chúc, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Hòa cho biết: Nhận thấy nghề nuôi ong phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương, người dân trong xã đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi ong mật, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, việc sản phẩm mật ong Mỹ Hòa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đã góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất cho người dân trong xã, hướng đến thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và từng bước đưa sản phẩm mật ong Mỹ Hòa đứng vững, vươn xa trên thị trường.
Mạnh Cường
Ngày 14/2, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2023-2025 tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, tỉnh Hòa Bình năm 2024. Tham dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”; đại diện các sở, ngành thuộc Hội đồng đánh giá, phân hạng.
Một ngày cuối năm, chúng tôi đến 2 cơ sở có sản phẩm OCOP chế biến được xuất khẩu trong tháng 10/2024 là mật ong rừng của Hợp tác xã (HTX) Green Life, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) và hành tăm muối của HTX Nông nghiệp Phú Lai, xã Phú Lai (Yên Thủy), để được "mắt thấy, tai nghe” quy trình sản xuất khép kín, an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Và hơn hết là để thấm thía sự vất vả làm ra mật ngọt, những củ hành ngâm trắng bóng, giòn tan của người nông dân xứ Mường.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nâng tầm nông sản địa phương. Tại huyện Kim Bôi, nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương được triển khai hiệu quả. Từ đó đưa nông sản địa phương trở thành hàng hóa có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, huyện Yên Thủy quan tâm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Chiều 16/5, tại Thủ đô Hà Nội, Cục Địa phương, Bộ Công thương phối hợp UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội chợ triển lãm Hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội năm 2024 và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu cấp khu vực cho 126 sản phẩm, bộ sản phẩm.
Gương mặt khắc khổ của ông Đỗ Khắc Vương ở thôn Đội 3, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi trở nên rạng ngời khi được cầm trên tay giấy chứng nhận sản phẩm bưởi da xanh của gia đình đã được UBND tỉnh Hòa Bình công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao vào năm 2023.