Thiếu nữ Mường Động, Vĩnh Đồng, Kim Bôi xung xính trong bộ trang phục của dân tộc Mường

Thiếu nữ Mường Động, Vĩnh Đồng, Kim Bôi xung xính trong bộ trang phục của dân tộc Mường

Ngay từ thời sinh viên khi nghe thầy kể về sự độc đáo của cạp váy dân tộc Mường đã khiến chúng tôi tò mò và thích thú. Khi bắt đầu tìm hiểu, tôi mới biết được: cạp váy của người Mường là cả một kho tàng, là cả một nghệ thuật - nghệ thuật tạo hình. Cái riêng, cái độc đáo nhất của trang phục được thể hiện ở cạp váy. Chính cạp váy đó là điểm khác biệt nhất, không lẫn với trang phục của các dân tộc khác

 

Chúng tôi tìm đến xóm Chiềng – Vĩnh Đồng (Kim Bôi), một trong những trung tâm của Mường Động trước kia. Cuộc sống nay tuy đã đổi thay nhưng vẫn bắt gặp đâu đó, những mế, những ún vẫn đang mình bộ trang phục truyền thống của người Mường. Vào tận nhà mế Hoàng Thị Phương -  ngồi trò chuyện, mế vừa nhai trầu, vừa kể về cuộc sống, phong tục, cách ăn, cách mặc của người Mường xưa. Mế nói: “ Trước kia thời quan lang, nhìn vào cạp váy của người phụ nữ cũng có thể đoán biết được đó là người giàu hay nghèo. Con cái, phụ nữ nhà lang được học cách làm cạp váy và có nhiều điều kiện hơn, vì vậy, cạp váy họ làm ra rất đẹp và độc đáo”.

 

         

                                           Cạp váy Mường

 

Cạp váy  do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại với nhau. Phần trên cùng người Mường gọi là rang trên, có hoa văn trang trí là hoa văn hình học (hình thoi hoặc hình vuông, hình tam giác…), có chiều rộng gần 20 cm. Rang trên có màu sắc chủ yếu là màu đen và trắng. Tiếp theo là rang dưới, đây là bộ phận quan trọng nhất của cạp váy, được dệt với màu đỏ và vàng nổi trên nền đen với hoa văn hình động vật như: rồng, hươu, nhện, bướm, ếch, rùa, công, con phượng…đó là những con vật gắn bó, gần gũi với cuộc sống và các sự tích của người Mường, nó được những “nghệ nhân ” phác hoạ ngay trên trang phục của họ. Ngoài ra,  phần rang dưới này được trang trí bằng nhiều màu sắc và chúng có các dải ngăn cách bằng hoa văn hình chong chóng. Rang dưới khác hẳn hai bộ phận khác của cạp váy, về kích thước và tính chất trang trí. Hoa văn trang trí chủ yếu của rang dưới  là động vật. Phần cuối cùng của cạp nối với thân váy gọi là cao. Cao là một chuỗi những vệt màu đứng thẳng. Cao váy rộng từ 10-15 cm được dệt các sọc màu, mỗi sọc to nhỏ khác nhau. Có sọc mang hoa văn hình học, có sọc mang hoa văn hình cây, lá cách điệu.

 

Ngày nay, cuộc sống có nhiều đổi thay, trang phục của người Mường cũng dần cách điệu cho phù hợp với nhịp điệu và hơi thở của cuộc sống mới.

 

Trang phục được cách tân thay đổi từ cạp váy đến màu dùng để nhuộm cạp. Trước đây, màu dùng để nhuộm hoàn toàn là lấy từ tự nhiên, từ các cây, quả, lá trên rừng như vỏ cây pang. Khử màu bằng nhựa của cây đu đủ ( cơl dưa), cây xoan ( cơl xan). Trong phổ màu của dệt cạp váy, màu đen đóng có vai trò quan trọng. Quá trình tạo màu được làm hoàn toàn thủ công, từ đôi tay khéo léo, cần mẫn của các cô gái, của các mế,. Nhưng hiện nay,  các sản phẩm màu tự nhiên đã được thay thế bằng các loại phẩm màu hoá học có sẵn ngoài chợ phong phú với nhiều màu sắc nhưng màu hoá học chóng phai hơn màu cổ truyền.

 

Cạp váy không chỉ là một bộ phận trang phục, có vị trí quan trọng bậc nhất trong nghệ thuật trang trí cổ truyền của dân tộc Mường. Nhìn vào cạp váy của người Mường, bắt gặp những nét tương đồng trong nghệ thuật điêu khắc trên trống đồng Đông Sơn. Đó là hình thù của những chú chim, hình ảnh của con nhện, châu chấu…

 

Nhà nghiêm cứu Nguyễn Đức Từ  Chi ( một người đam mê nghiên cứu về văn hoá dân tộc Mường ) khi tìm hiểu về cạp váy của người Mường, ông đã phải thốt lên: “Cạp váy - nó chính  là nơi duy nhất người Mường chọn để làm nghệ thuật tạo hình. Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng  mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ”. Cạp váy ở đây, như tượng, như tranh, thân thiết, gắn bó hàng ngày với người phụ nữ. Nó được thêu dệt tỉ mỉ và cẩn thận, là hiện thân của sự khéo léo con gái Mường.               

 

Kỹ thuật dệt cạp váy rất khó, bao gồm nhiều khâu, thao tác phức tạp hơn dệt vải thông thường, do vậy, đòi hỏi sự khéo léo cao. Chàng trai Mường kén chọn vợ cũng dựa một phần vào các sản phẩm thêu dệt như cạp váy của các thiếu nữ làm ra để mà kén chọn. Nhìn vào cạp váy mà có thể đoán biết được sự khéo léo, tinh tế của người con gái.

 

Gặp gỡ và trò chuyện với các thiếu nữ Mường đã từng tham gia cuộc thi “Thiếu nữ Mường duyên dáng”, “Thi trang phục Mường truyền thống và Mường cải tiến”, đó là các cuộc thi diễn ra trong lễ hội Mường Động. Bùi Huyền Trang, một thiếu nữ Mường Động tâm sự: “khi được khoác lên trang phục truyền thống của dân tộc, em thấy rất thú vị và đặc biệt. Đi học xa ở Hà Nội nhưng em vẫn mang theo bộ váy Mường, mỗi khi có dịp văn nghệ của trườn,  lớp là em lại mặc và luôn tự hào khoe với các bạn em là người Mường Hoà Bình”. Xuân về, hội đến, chính là dịp để người con gái Mường “khoe” cái tài của mình, các thiếu nữ Mường xúng xính trong bộ trang phục truyền thống do tự tay mình làm ra.

 

 

                                                                 Bùi Thu

                                                ( Sở Thông tin - Truyền thông)

 

Các tin khác

Chữ Hán cổ khắc trên một phiến đá của khu mộ.
Ông mo làm lễ trong Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2010.
Phụ nữ Mường Vang bên khung cửi.
Những cây dổi đang đến kỳ cho thu quả của người dân xóm Be Trong, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn

Nhà sàn - nét văn hóa đặc sắc

(HBĐT) - Truyền thống văn hoá của dân tộc Mường không cho phép dựng nhà thành hàng, lối nhưng bao giờ, nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi. Mỗi nhà có thể bày biện, trang trí khác nhau nhưng cấu trúc cơ bản về gian, buồng giống nhau. Giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường truyền thống.

Lên Hoà Bình để... đi bộ

(HBĐT) - Khám phá và trải nghiệm. Thử thách và hoà mình cùng thiên nhiên. Được sống và tìm hiểu văn hoá của người dân bản địa... Đó chính là điều mà những du khác đã một lần được đặt chân đến mạnh đất Hòa Bình đều không thể nào quên khi tham gia các tour du lịch đi bộ.

Lễ hội xên bản, xên mường của người Thái ở Mai Châu

(HBĐT) - Đây là lễ hội phổ biến của người Thái ở Mai Châu, cụ thể ở đây là lễ hội của người Thái vùng Mai Thượng, Mai Châu. Lễ xên bản, xên mường chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp.

Trang phục của phụ nữ Dao Tiền

(HBĐT) - Đồng bào Dao chiếm một bộ phận trong cộng đồng dân tộc của tỉnh ta, phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các vùng núi thuộc huyện Kim Bôi, Đà Bắc.

Ẩm thực độc đáo của dân tộc Tày

(HBĐT) - Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh.

Nhà ở truyền thống của người Mường Hoà Bình

(HBĐT) - Trong đời sống, sinh hoạt của người Mường Hoà Bình, ngôi nhà sàn là một phần quan trọng nhất. Nếp nhà không chỉ là nơi che chở, nghỉ ngơi của đồng bào mà còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hoá riêng, độc đáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục