Chuẩn bị lễ cho con gái đi làm dâu (ảnh minh hoạ)

Chuẩn bị lễ cho con gái đi làm dâu (ảnh minh hoạ)

(HBĐT) - Tổ chức lễ cưới là một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng trong một đời người và cũng là ngày vui nhất, kỷ niệm sâu sắc nhất của một đôi nam nữ sau khi đã ăn hỏi, phải tiếng “chơi với nhau cho nên cửa, dộng với nhau cho nên nhà”. Tuỳ từng dân tộc, từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Tìm hiểu lễ cưới giúp chúng ta nhận ra nếp sống của con người trong xã hội ấy.

 

Muốn nên vợ, nên chồng trước hết phải trải qua những cuộc tiếp xúc, giao duyên. Ở mường Bi trai gái thường có dịp gặp mặt nhau vào những ngày hội, những buổi chợ phiên, trong đám cưới, những buổi tối thường đang bọ mẹng, hay những hôm vui uống rượu cần hoặc hẹn hò với nhau dưới gốc cây si vào những đêm trăng sáng.

 

Trai từ làng này kéo sang làng khác tìm hiểu lẫn nhau là chính, có số ít đôi nam nữ do bố mẹ tự xắp xếp đặt ưng nhau thì báo để gia đình lo cưới. Lễ cưới ở mường Bi được tổ chức khá phong phú, đa dạng, tuần tự qua các bước như sau.

 

- Đi thăm dòp ướm hỏi: Mường Bi gọi là đi “khảo tiếng”.  Khi đã xem xét một cô gái trong mường hoặc tự thấy con trai nhà mình đã đẹp lứa, vừa đôi với một cô nào đó, gia đình nhà trai tìm một người trong mường khéo ăn nói được nhà gái quý trọng làm ông mờ, thay mặt gia đình bên trai để sang hỏi ý kiến bên nhà gái. Ông mờ thường hay đi vào buổi tối ngày cây trong (theo lịch mường Bi) sang nhà gái để dạm hỏi. Ngày đầu đến nhà, ông mờ không mang theo thứ gì, chỉ đến đặt vấn đề, đại ý: bác hay chú nhà bên ấy thấy cháu nhà ta được ý, được nết, cho tôi sang nói để hỏi xem bác bá và cháu thế nào có thương được bác ấy hay không? Ngày này, ông chủ nhà gái chưa nói gì, chỉ từ tốn đáp rằng: “Vâng, bác đặt vấn đề ấy tôi cám ơn, nhưng để vợ chồng tôi hỏi lại cháu đã. Con gà còn phải hỏi nhau huống gì con người”. Nghe vậy, ông mờ ra về. Độ vài hôm sau ông lại đến nhắc chuyện hôm trước. Ông chủ lúc bấy giờ tán thành gả con gái sẽ nói: “Biết gì tin nhau bây giờ, hôm nào đó bác có ấm chè, hay chai rượu tôi với bác nói với nhau làm tin. Tôi đã hỏi cháu, nghe chừng có khả năng cháu ưng sang bên nhà”. Được tin đó, ông mờ mới đến nhà trai báo rằng: “ Việc bác nhờ tôi, bên ấy được tin nghe đã vui vui, nhưng có gói mới nói lên lời, bác kiếm cho tôi chai rượu hay ấm chè tôi thử lại nữa xem sao”. Thế là nòm “kháo tiếng” bắt đầu. Ngày này ông mờ mang theo 2 chai rượu hoặc một đấu chè làm quà. Phía nhà gái thấy ông mờ đến là niềm vui lớn cho gia đình. Họ biết rằng con gái mình đã trưởng thành đẹp người, đẹp nết toả hương thơm trong xóm, trong mường đã được nhiều chàng trai để ý. Tối hôm đó bố mẹ nhà gái tổ chức một cuộc vui nho nhỏ, ông mò vừa uống rượu vừa thư chuyện với gia đình. Kết thúc cuộc vui, chủ bên nhà gái có lời: “Các bố, các mế hoặc ông bà bên ấy muốn thương lấy con nhà tôi xin rất cảm ơn, gia đình tôi đã hỏi ý kiến cháu, cháu cũng đã nói làm sao thì làm, mặc quyền bố mẹ”. Lúc bấy giờ nhà gái mới có lời nói với ông mờ hẹn nhà trai ngày giờ “ti nòm bánh” cho cháu.

 

- Ti nòm bánh (lễ bỏ trầu)

 

Ngày lành tháng tốt ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai đến nhà gái bỏ cơi trầu ăn hỏi. Đồ lễ mang theo gồm một con lơn chừng 20-25kg, hai gánh gạo chừng 40-50kg, một gánh bánh chưng độ 120 cái, bốn, năm chai rượu, cau 1 buồng, trầu trăm lá. Tất cả cho vào sọt đan đẹp, mường Bi gọi là đan khác. Chín hoặc mười nội ngoại nhà trai, người gánh, người khiêng đưa các thứ đó sang nhà gái. Hôm này chàng rể chưa đi.

 

Sau khi ăn uống vui vẻ, đại diện nhà trai thưa chuyện trước. Người đại diện cho nhà gái mới thưa chuyện theo. Sau cuộc “ti nòm” về, nhà trai ít nhiều có sự chuẩn bị để lo ngày cưới chính thức cho con. Trước hôm cưới ít ngày nhà trai sắm một lễ gồm rượu hoặc trầu cau cho ông mờ sang nhà gái xin cưới. Mường Bi gọi là nòm khảu. Buổi này nhà gái thông báo chính thức cho nhà trai biết ngày tháng nào sẽ cho cưới.

 

Muốn ngày cưới của con mình được chu đáo, trước hết nhà trai mời mấy ông nội ngoại gần nhất đến bàn ngày họp họ xin tiền, xin gạo. Sau khi lên danh sách nội ngoại xa gần, nhà trai chuẩn bị quà, có thể là những gói bánh, có thể là những gói chè đến từng nhà xin quyên góp. Thường anh em chú bác thân thuộc giúp nhau một chón cơm và một đồng bạc cổ (một chón cơm tương đương 10 đấu gạo nếp), còn anh em họ mạc, bạn bè thân thích, làng xóm xa gần thì tùy khả năng mà giúp đỡ.

 

- Lễ cưới lần thứ nhất (li cháu)

 

Cuộc họp xong, lễ cưới chính thức được bắt đầu, mường Bi gọi là “li cháu”. Lễ cưới lần thứ nhất nhà trai sang nhà gái gồm có: gạo 120 đấu (khoảng 100kg), lợn từ 40-50kg trở lên và một con lợn bé người ta gọi đó là lơn vào trồ, rượu độ hai chục chai, cau một buồng, trầu trăm lá, từ 2-4 cây mía. Số người theo sang tùy, miễn là có đủ nội, ngoại, bạn bè chừng độ 3-4 chục người do ông mối dẫn đầu. Chàng rể mặc quần áo đẹp, chít khăn trắng, gùi một chón cơm (độ 10 đấu gạo) đã đồ chín, trên miệng chón để hai con gà sống thiến đã luộc chín. Còn hai chàng trai khác có thể bên nội một, bên ngoại một cũng gùi hai chón cơm đã đồ chín, không có gà để trên, mường Bi gọi là piềng. Dù nhà gái xa hay gần ở mường Bi có tục: “li cháu đắp trâu, li du vàng mặt”, nghĩa là: nhà trai đi cưới rể đến nhà gái lúc trâu về chuồng (khoảng 5 giờ chiều), còn phải đợi lúc tối mặt người mới đón dâu vào nhà (khoảng 7 giờ tối). Nếu đến sớm hơn lệ tục đã định, có khi đoàn nhà trai phải đợi hàng giờ mới được lên thang. Lúc đoàn khách nhà trai rửa chân chuẩn bị vào nhà những cô con gái tinh nghịch bên nhà gái thường đợi khách vào để giật dây để tổ kiến đỏ, kiến đen treo trên cành cây, bờ rào đổ xuống bám vào đốt các vị khách. Riêng chàng rể và hai phù rể còn phải ở lại nhà gái tiếp khách. Đến tối thứ ba nhà gái làm một tiệc nho nhỏ gọi là “chụ cháu” để tiếp rể. Sáng hôm sau, nhà gái chuẩn bị đầy đủ quà cáp cho rể lại nhà. Mọi cuộc sinh hoạt của ngày cưới ti cháu diễn ra đến đây mới kết thúc.

 

Vài năm tiếp theo, cứ sau ngày tết chàng rể lại phải sắm lễ mang đến cho bố mẹ nhà gái gọi là “đi cơm nom”. Đồ lễ mang theo tùy khả năng kinh tế của mỗi gia đình. Người khá giả thường mang gánh bánh, gánh rượu, gánh gạo, gánh cá ốt (tức là cá túm lại đồ chín với măng chua hoặc là moi) và một con lợn chừng 10-20kg. Nhận lễ xong nhà gái mời họ hàng lân cận đến cùng chia vui. Hai gia đình bên trai bên gái chúc nhau nhân dịp xuân năm  mới mong muốn quan hệ thông gia ngày càng thêm bền chặt.

 

Hôn nhân của người Mường ở mường Bi gần như quy định một hoặc vài năm mới được đón dâu. Trong thời gian ấy nhà gái có việc gì sai gọi chàng rể đến làm giúp, tối lại ngủ ở gian ngoài chưa được gần người vợ của mình.

 

Thời gian này cũng là dịp để cô dâu chú rể thử thách nhau và nhận biết tính nết của nhau, hiểu đầy đủ người chồng, người vợ tương lai của mình. Nếu trong thời gian đó bên trai hoặc bên gái có sơ suất điều gì một trong hai bên có thể khước từ hôn lễ trả lại của cải cho nhau.

 

- Lễ đón dâu (ti du)

 

Lễ đón dâu, mọi chi phí do nhà trai phải chịu. Đón dâu vào ngày nào, họ hàng bên nhà trai mang đồ vật đến mừng, chủ yếu là tiền, ngoài ra là vải tự dệt hay váy áo đã may sẵn. Ngày này nhà gái cho mời độ năm ba chục người đủ mặt bên họ nội, họ ngoại đi đưa dâu. Ngày về nhà chồng dù không mưa không nắng cô dâu cũng phải đội nón, mặc váy áo đẹp, ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt hai vạt ở phía trước. Có hai người một bên nội, một bên ngoại cùng đi gọi là “piêng du”. Cô dâu mang về nhà chồng, nhà khó khăn lắm cũng phải có hai cái gối, còn thường là hai cái chăn, hai cái lot, hai quả gối to để biếu bố mẹ chồng và hàng chục cái gối con để nhà trai biếu chú bác, cô dì thân thuộc. Dẫn đầu đoàn nhà gái là ông mối và hai cô gái trẻ bên nhà trai sang đón dâu. Đoàn người về nhà vào lúc sâm sẩm tối. Nhà trai đã chuẩn bị rượu cần, ông mờ khấn rượu, khấn cơm, khấn bàn thờ tổ tiên, đưa cô dâu ra trình diện trước bàn thờ ma nhà. Cuộc vui văn nghệ kéo dài thâu đêm, suốt sáng. Cô dâu và những người đi piềng ở lại ba ngày sau đó nhà trai mới làm lễ để cô dâu mới về thăm lại bố mẹ đẻ.

 

Trong các cuộc hôn lễ vai trò của ông mối rất quan trọng, người ta có câu: “Người bốc nên ao, người đào nên giếng” chính là ám chỉ ông này. Xưa kia nếu có vợn chồng nào ăn ở bất hòa quan lang mường Bi gọi ông này ra trách cứ, thậm chí có trường hợp còn bị xét xử về việc vô trách nhiệm trong việc dạy bảo vợ chồng trẻ. Trong bất cứ lễ cưới nào, ông mối đều được hưởng một mâm riêng khá thịnh soạn. Nhà trai hoặc nhà gái mổ lợn, ông mối còn được “ăn đế” tức là khoanh thịt mông có khấu đuôi của con lợn. Mường Bi có câu:

 

                                 “Hèn yếu chớ đi đào núi

                       Ngắn tiếng, ngắn miệng chớ đi làm mối”

 

Đón dâu về trai gái chưa được chung chăn, chung gối ngay mà còn phải đi lại một thời gian, đôi khi phải hàng năm nữa. Khi cô dâu đã quen nếp ăn ở nhà chồng thì nhà trai chọ lấy một bà nào đấy phúc hậu, dễ nuôi con, đợi ngày lành tháng tốt đến trải chiếu, căng màn cho đôi vợ chồng mới. Lúc này chàng rể mới không còn phải “bù ma ruộng” (theo quan niệm ở mường Bi là chấm dứt thời gian thử thách, chấm dứt thời gian bị coi là khách phải nằm gian ngoài) để được vào ngủ gian trong, trai gái chính thức nên vợ nên chồng. Nếu cho chung chăn, chung chiếu ở bên bố mẹ nhà gái, tức bên nhà mộng, chàng rể trước khi vào gian trong còn phải lạy bố mẹ ba lần, ý như để xin phép.

 

Nhìn chung, trước cách mạng tháng Tám, lễ cưới mường Bi phải trải qua nhiều bước gây tốn kém cho nhà trai, thời gian chờ đợi của đôi nam nữ kéo dài. Sau ngày hòa lập lại, các cuộc cưới gây lãng phí thời gian, của cải đã giảm đi nhiều, trai gái không phải chờ đợi kéo dài như trước nữa. Lễ cưới ngày nay tổ chức gọn nhẹ, cũng chưa hẳn đã giảm hết sự tốn kém, nhưng các nghi lễ mang màu sắc mê tín cơ bản đã chấm dứt. Truyền thống giúp đỡ nhau, những hình thức vui chơi ca hát như thường đang bọ mẹng,  tục uống rượu cần đang được phát huy tăng thêm phần sinh động trong các cuộc cưới mới hôm nay.

 

 

 

                                                                               HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác

Thiếu nữ Thái Mai Châu trong trang phục dân tộc truyền thống
Thiếu nữ Mường Động, Vĩnh Đồng, Kim Bôi xung xính trong bộ trang phục của dân tộc Mường
Chữ Hán cổ khắc trên một phiến đá của khu mộ.
Ông mo làm lễ trong Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2010.

Cổ tích Mường Vang và nghề dệt thổ cẩm

(HBĐT) - Bên bếp lửa nhà sàn ấm cúng. Cái lạnh đầu đông đã kéo cả gia đình tôi xum họp quanh bếp lửa. Tôi lại có dịp được nghe bà kể chuyện cổ Mường Vang, Mường Vó; chuyện ngày xưa bà và mẹ ngồi dệt nên những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, những mền chăn ấm áp.

Mùa dổi thơm ở Chí Đạo

(HBĐT) - Ông Nhâm không còn đếm nổi bây giờ trong làng có bao nhiêu cây Dổi, mà điều đó cũng không còn quan trọng nữa. Giờ đây ông rất vui vì Mường Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) quê ông nhà nào cũng có cây dổi. Những cây dổi to, nhiều năm tuổi cũng không bị chặt bán nữa, những cây mới 7,8 năm cũng bắt đầu cho thu quả bói và cả những vườn ươm giống cũng ngợp một màu xanh mướt….!

Nhà sàn - nét văn hóa đặc sắc

(HBĐT) - Truyền thống văn hoá của dân tộc Mường không cho phép dựng nhà thành hàng, lối nhưng bao giờ, nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi. Mỗi nhà có thể bày biện, trang trí khác nhau nhưng cấu trúc cơ bản về gian, buồng giống nhau. Giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường truyền thống.

Lên Hoà Bình để... đi bộ

(HBĐT) - Khám phá và trải nghiệm. Thử thách và hoà mình cùng thiên nhiên. Được sống và tìm hiểu văn hoá của người dân bản địa... Đó chính là điều mà những du khác đã một lần được đặt chân đến mạnh đất Hòa Bình đều không thể nào quên khi tham gia các tour du lịch đi bộ.

Lễ hội xên bản, xên mường của người Thái ở Mai Châu

(HBĐT) - Đây là lễ hội phổ biến của người Thái ở Mai Châu, cụ thể ở đây là lễ hội của người Thái vùng Mai Thượng, Mai Châu. Lễ xên bản, xên mường chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp.

Trang phục của phụ nữ Dao Tiền

(HBĐT) - Đồng bào Dao chiếm một bộ phận trong cộng đồng dân tộc của tỉnh ta, phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các vùng núi thuộc huyện Kim Bôi, Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục