(HBĐT) - 1. Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về "Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, ngày 01/10/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 45-CT/TU về nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có trên 90% xã, phường, thị trấn, trên 80% ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh xuất bản lịch sử truyền thống hoặc kỷ yếu; có trên 70% số đơn vị cấp huyện nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung và tái bản lịch sử đảng bộ cấp huyện (1930-2015 hoặc 1930-2020) hoặc xuất bản công trình Đảng bộ cấp huyện qua các kỳ Đại hội.

 

2. Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy BCH T.ư Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (CB, CC, VC, LLVT) và người lao động trong doanh nghiệp; ngày 27/9/2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động số 22-CTr/TU thực hiện Nghị quyết T.ư 7 khóa XII. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định mục tiêu cụ thể như sau:

 

- Từ năm 2018 – 2020: Khu vực công: Kịp thời triển khai thực hiện những quy định về điều chỉnh tăng mức lương cơ sở và chính sách tiền lương mới gắn với đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của BCH T.ư; Nghị quyết số 08/NQ-CP, ngày 24/01/2018 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW; Kế hoạch số 129-KH/TU, ngày 06/2/2018 của Tỉnh ủy.

 

Khu vực doanh nghiệp: Triển khai thực hiện quy định về tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, khả năng chi trả của doanh nghiệp; đến năm 2020 mức lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.

 

- Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030: Khu vực công: Hoàn thành tinh giản biên chế 10% đến năm 2021, góp phần tạo nguồn ngân sách cho cải cách tiền lương. Từ năm 2021 áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với CB, CC, VC, LLVT trong hệ thống chính trị. Năm 2021, tiền lương thấp nhất của CB, CC, VC bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của CB, CC, VC cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của CB, CC, VC bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

 

Khu vực doanh nghiệp: Từ năm 2021 thực hiện các quy định của Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động. Thực hiện quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

 

Các tin khác


Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục