(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 18/12/2020 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP) năm 2021.


Lực lượng vũ trang tỉnh luyện tập nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. 

Để thực hiện tốt nhiệm vụ QP-QSĐP năm 2021, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu sau: Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, học tập, nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân khu III lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết T.Ư 8 (khóa IX, khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 28-NQ/TƯ, ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư thành khu vực phòng thủ vững chắc… Các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy về nhiệm vụ QP-QSĐP.

Đẩy mạnh kết hợp phát triển KT-XH gắn với tăng cường tiềm lực QP-AN trong KVPT cấp tỉnh, cấp huyện ngày càng vững chắc. Nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng trong KVPT. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng trên địa bàn. Lãnh đạo thực hiện nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu; đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập, khả năng sẵn sàng chiến đấu; xử lý kịp thời các tình huống, PCTT&TKCN, phòng chống dịch Covid-19. Chỉ đạo huyện Lạc Thủy, Cao Phong diễn tập KVPT; Sở NN&PTNT diễn tập bảo đảm KVPT; diễn tập chiến đấu phòng thủ xã, phường, thị trấn đạt 20-25%, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các đề án quy hoạch xây dựng quân sự trong KVPT. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các nhiệm vụ quốc phòng; phối hợp bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm; các hoạt động chính trị, KT-XH. Trước mắt, bảo đảm trật tự an toàn Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Bộ CHQS tỉnh tham mưu BTV Tỉnh ủy tổng kết 10 năm thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu.
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, giáo dục QP-AN, giáo dục chính trị tư tưởng. Nâng cao chất lượng tuyển quân, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; các hoạt động "Đền ơn - đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn”, giúp đỡ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn… Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết T.Ư 4 ( khóa XI, XII) gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW và cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh bộ đội Cụ Hồ", xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh toàn diện, Xây dựng Đảng bộ Quân sự các cấp trong sạch, vững mạnh…, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.


P.V (TH)

Các tin khác


Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 2: Vì sao dễ đánh mất mình?

Xã hội phát triển, sự cám dỗ của đồng tiền cũng hiện diện trong muôn mặt đời sống. Tư tưởng thực dụng, tôn sùng đồng tiền ở vị trí độc tôn của một bộ phận người trẻ càng bùng phát mạnh mẽ trong thời buổi kinh tế số. Suy nghĩ có tiền là có tất cả, nhiều tiền đồng nghĩa với thành công, việc đánh đồng tiền bạc với mục tiêu, lý tưởng sống đã dẫn dụ một bộ phận người trẻ vào chỗ lầm đường lạc lối.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 1: Kiếm tiền theo kiểu... bất chấp

Nhịp sống hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, khoa học-công nghệ làm cho đời sống của giới trẻ ngày càng bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Từ những cán bộ cấp cao “vào lò”, nghĩ về rèn luyện 4 chữ đức

Tại cuộc họp thông báo kết quả phiên họp 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng đã cho biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục