Trong mỗi dịp cả nước tổ chức kỷ niệm những sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc, các thế lực thù địch lại đẩy mạnh hoạt động chống phá trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Đặc biệt, là việc họ rêu rao về khái niệm "sùng bái cá nhân” ở Việt Nam.

Theo cách hiểu thông thường thì "sùng bái cá nhân” là một hiện tượng thiếu tính tích cực. Người sùng bái bắt chước một cách mù quáng người được sùng bái, bất kể tốt-xấu, hay-dở. Trong khi đó, "biết ơn tiền nhân” là một đức tính tốt đẹp của loài người trên toàn thế giới. Việc đó thể hiện sự biết ơn người có công, biết học tập điều tốt đẹp của những người đi trước.

Truyền thống biết ơn là một nét văn hóa của người Việt Nam, được đúc kết bằng những câu thành ngữ, tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, "Uống nước nhớ nguồn”, "Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”... Với những bậc tiền nhân đã góp công lớn gây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước... từ ngàn đời qua, người Việt luôn cung kính thờ phụng, tôn làm đức Tổ (Vua Hùng), đức thánh (Đức thánh Trần)... Ở phạm vi hẹp hơn, trong một làng, người Việt suy tôn người có công lớn đối với dân làng thành đức Thành hoàng. Trong phạm vi một nghề hay một dòng tộc, đều có đền thờ tổ nghề hay nhà thờ họ. Hầu hết các gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.



Ảnh minh họa/tuyengiao.vn
Điển hình, một hình thức truyền thống biết ơn tổ tiên của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có truyền thống biết ơn với những hình thức thể hiện khác nhau. Đơn cử tại Hoa Kỳ, để tôn vinh những người có công với đất nước, người ta tạc lên núi Rushmore chân dung 4 vị tổng thống, với chiều cao khuôn mặt mỗi vị tới 18 mét.

Truyền thống biết ơn luôn chảy trong huyết quản người Việt. Nguyễn Ái Quốc vô cùng biết ơn Các Mác, F.Ăng-ghen, V.I.Lênin-những người đã chỉ ra con đường cứu nước bằng cách mạng vô sản và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, nhưng Người không áp dụng cứng nhắc Chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã vận dụng linh hoạt Chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình thực tế ở Việt Nam để mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc mình.

Đó chính là cách biết ơn trong tỉnh thức, hoàn toàn khác xa với khái niệm "sùng bái cá nhân”.

Đảng ta, nhân dân ta luôn biết ơn và nguyện học tập, làm theo những nhà cách mạng tài đức song toàn, có công lớn đối với đất nước, điển hình là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc biết ơn và học tập, noi gương đó không chỉ có giá trị, ý nghĩa thiết thực đối với đất nước, mà còn thiết thực đối với mỗi người, mỗi gia đình. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều đó và không ai có thể phủ nhận. Như thế, khác hẳn với "sùng bái cá nhân”! 

                              Theo QĐND

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục