Đoàn kết xung quanh Đảng, sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng luôn là động lực để vượt qua khó khăn.

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tổn thất vô cùng to lớn với Đảng, Nhà nước, và nhân dân ta. Trong thời khắc khó khăn này, hơn lúc nào hết, càng phải nêu cao tinh thần đoàn kết như lời kêu gọi của Bộ Chính trị để chung sức đồng lòng, tiếp tục nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Tổng Bí thư và Đảng ta đã đề ra.

Theo ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: ''Công việc còn lại của các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư Trung ương có thể nói là rất nặng nề. Do đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng chung sức, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Trung ương, của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư để cùng nhau phấn đấu, nỗ lực vượt qua hoàn cảnh hiện nay''.

''Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi đảng ta trước hết là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương phải đoàn kết, đoàn kết trong Đảng thì mới đoàn kết hệ thống chính trị, đoàn kết được hệ thống chính trị thì đoàn kết toàn dân, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết hơn bao giờ hết. Chính lúc này, chúng ta phải đoàn kết xung quanh Ban Chấp hành Trung ương, xung quanh Bộ Chính trị và tập thể Bộ Chính trị đoàn kết để đưa đất nước tiếp tục sự nghiệp mà đồng chí Tổng Bí thư đã để lại'', Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.

Trong tiến trình phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Do đó, đoàn kết xung quanh Đảng, sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng luôn là động lực để vượt qua khó khăn lúc này.

Ông Tạ Văn Hạ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho rằng: ''Đoàn kết trong Đảng là sự sống còn, tạo động lực, sức mạnh dẫn dắt, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân để phát triển đất nước. Chúng ta nêu cao tinh thần đoàn kết trong Đảng thì trước hết là củng cố được niềm tin của chính cán bộ đảng viên trong Đảng''.

Thiếu tướng Phan Khắc Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin nói: ''Điều đầu tiên phải đoàn kết. Bởi vì cách mạng Việt Nam những lúc khó khăn nhất có thể nói là ngàn cân treo sợi tóc, chống Pháp, chống Mỹ rồi chiến tranh vệ quốc sau này thì sức mạnh đoàn kết trở thành sức mạnh vật chất hết sức to lớn. Chính nhờ đoàn kết, cách mạng Việt Nam, nhân dân ta nhất trí để vượt qua khó khăn, giành thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tôi cho đó là điều cốt tử nhất trong lúc này''.

Đoàn kết luôn là sức mạnh to lớn. Và hôm nay, lúc này, tinh thần đoàn kết ấy lại một lần nữa cần được tiếp tục khơi dậy, phát huy hơn bao giờ hết.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Coi trọng liêm sỉ, biết giữ thể diện và uy tín trước dân là trách nhiệm chính trị của cán bộ, đảng viên hiện nay

Lịch sử nhân loại cho thấy, khi văn hóa đạo đức liêm, chính suy đồi có thể kìm hãm, thậm chí là nguyên nhân gây ra suy sụp cả một chế độ xã hội, một vương triều... Bởi vậy, việc trang bị tri thức về văn hóa đạo đức cùng với văn hóa chính trị, giáo dục văn hóa đạo đức liêm chính và văn hóa chính trị cho mọi cán bộ, công chức, viên chức, trước hết cho cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách để chúng ta có được một xã hội đề cao các giá trị đạo đức liêm, chính, dân chủ, pháp quyền, công bằng, nhân văn.

Phân cấp - phân quyền: Vì sao vẫn dưới đẩy lên, trên đùn xuống?

- Bài 3: Ai không làm, đứng sang một bên 
 "Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm” là thông điệp thép nhiều lần được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước truyền đi với quyết tâm mạnh mẽ tuyên chiến với thái độ làm việc bàng quan, vô cảm, né tránh, đùn đẩy, vô trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Phân cấp - phân quyền: Vì sao vẫn dưới đẩy lên, trên đùn xuống?

Bài 2: Đẩy cái sai cho tập thể 


Việc gì cũng xin ý kiến, chờ chỉ đạo, kể cả những việc thuộc thẩm quyền của cấp mình, bản thân mình, là tình trạng không chỉ tồn tại ở những người có chức, có quyền mà còn ở cả cán bộ, công chức bình thường khác. Xin ý kiến những việc không đáng xin, chờ chỉ đạo những việc chẳng đáng chờ là bởi để có lý do trốn tránh trách nhiệm, đẩy cái sai cho tập thể.

Phân cấp - phân quyền: Vì sao vẫn dưới đẩy lên, trên đùn xuống?

Đại hội XIII của Đảng xác định đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương. Chủ trương đúng đắn trên của Đảng khi triển khai vào thực tiễn lại xuất hiện mối nguy đáng báo động là tình trạng "dưới đẩy lên, trên đùn xuống” trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số cơ quan và một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Quy định 144-QĐ/TW: Đảng viên phải gương mẫu để nhân dân noi theo

Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tại Gia Lai rất quan tâm, ủng hộ.

Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Quyền con người hay nhân quyền là vấn đề luôn được quan tâm và bàn luận từ rất sớm. Đồng thời, quyền con người là vấn đề nhạy cảm mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam luôn chú trọng thực hiện nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của đất nước, đồng thời qua đó cũng nhằm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục