Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

(HBĐT) - Ngày 22/2, UBMTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, các tổ chức thành viên, Hội nghề nghiệp, Hội đồng tư vấn, tổ chức tôn giáo của UBMTTQ tỉnh đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) năm 1992 gồm 11 chương, 124 điều, giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, sửa đổi, bổ sung 99 điều, bổ sung 11 điều mới so với Hiến pháp năm 1992.

 

Các đại biểu đã thống nhất đánh giá, Dự thảo Hiến pháp được soạn thảo công phu, kế thừa được các bản Hiến pháp trước đó cũng như đã nắm bắt được xu thế phát triển của đất nước. Đồng thời, với 9 ý kiến tham gia trực tiếp tại hội nghị và nhiều ý kiến bằng văn bản gửi Thường trực UBMTTQ tỉnh, các đại biểu đã tập trung thảo luận sâu về vai trò của Đảng; chế định bảo vệ Hiến pháp; xây dựng xã hội học tập; vấn đề giám sát, phản biện xã hội; quản lý Nhà nước về TDTT, du lịch; đất và tài sản trên đất; vấn đề hôn nhân, gia đình, quốc tịch…

 

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội nghị, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh sẽ tổng hợp báo cáo BCĐ lấy ý kiến nhân dân vào DTSĐHP năm 1992 của tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền.

 

 

                                                                                 P.V    

 

 

Các tin khác


Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Thói xu nịnh và giá trị ảo

Thói xu nịnh tưởng chừng vô hại, nghe vui tai, nhưng thực chất lại nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, bị nhầm lẫn bởi giá trị ảo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, những quyết định sai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục