(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020, xác định có 11 chương trình ưu tiên gồm chương trình lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Phó Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy Hoàng Đình Chính cho biết: Đánh giá 1 năm thực hiện tái cơ cấu ngành, huyện Lạc Thủy đã tạo điểm nhấn trong các chương trình phát triển cây ăn quả có giá trị cao,tập trung cây ăn quả có múi, nhãn chín muộn và cây na; phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung…


Năm 2017, các xã, thị trấn huyện Lạc Thủy đăng ký liên kết sản xuất tiêu thụ rau an toàn với tổng diện tích 97,96 ha. ảnh: Xã viên HTX thôn Tay Ngai, xã Lạc Long (Lạc Thủy) chăm sóc rau sạch.

 

Việc tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt được thực hiện mạnh mẽ trên nhóm cây ăn quả và sản phẩm chủ lực là cây ăn quả có múi như cam, bưởi. Tổng diện tích 795 ha, trong đó, Cam 488 ha (chủ yếu là cam lòng vàng, cam đường Canh), bưởi 252 ha (bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi da xanh), chanh 55 ha (chanh đào). Phát triển cây có múi đang dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Trồng cam thu nhập trên 400 triệu đồng/ha, bưởi Diễn thu nhập trên 250 triệu đồng/ha. Huyện phối hợp với đơn vị tư vấn để hoàn thiện các thủ tục và xây dựng quy trình các bước thực hiện xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cam Lạc Thủy, dự kiến cuối năm 2017 công bố nhãn hiệu tập thể cho cây cam Lạc Thủy.

Về sản xuất rau an toàn, năm 2016 huyện xây dựng mô hình trồng rau an toàn (trồng rau tổng hợp các loại tại các xã: Đồng Tâm, Lạc Long, Yên Bồng, Phú Lão; trồng ớt xuất khẩu tại xã An Lạc; trồng măng tây xanh tại xã Cố Nghĩa; trồng hành lá xuất khẩu tại xã Lạc Long), tổng diện tích thực hiện 10 ha. Đến nay, các mô hình tại Lạc Long, Đồng Tâm, An Lạc, Cố Nghĩa đang phát huy hiệu quả tốt. Huyện đang mở rộng mô hình ra 13/15 xã, thị trấn. Huyện đã liên kết với các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tiêu thụ sản phẩm và ký hợp đồng với công ty TNHH ớt Việt Nam, Công ty CP Xanh Miền Bắc để triển khai trồng 40 ha ớt chỉ thiên và chỉ địa, 30 ha bí quả dài và quả tròn theo phương pháp sản xuất an toàn. Qua thực tế đã kiểm nghiệm ớt có thể thu 180 triệu đồng/ha và bí thu cỡ 120 triệu đồng/ha.

Huyện đang khảo sát diện tích đất trồng rau an toàn tập trung để triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đối với lĩnh vực chăn nuôi có dư địa phát triển, nhất là việc phát triển các sản phẩm có điều kiện như dê, gà và đàn ong mật. Tới đây sẽ triển khai các biện pháp quản lý tốt đàn vật nuôi từng bước chuyển đổi theo hình thức chăn nuôi tập trung an toàn theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, xây dựng nhãn hiệu gà Lạc Thủy, dê Lạc Thủy và ong Lạc Thủy. Cùng với đó, huyện đã tạo điều kiện để kinh tế trang trại phát triển. Các trang trại trên địa bàn hoạt động khá tốt trên các lĩnh vực góp phần tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho kinh tế hộ.

Theo UBND huyện, việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đang mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất trên địa bàn. Song vẫn còn nhiều khó khăn, cụ thể là diện tích đất đai manh mún, nhỏ lẻ khó xây dựng vùng lúa gạo chất lượng cao. Đối với lĩnh vực chăn nuôi có dư địa phát triển, tuy nhiên chưa thu hút được các doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết đầu tư thực hiện sản xuất tiêu thụ theo chuỗi.

Huyện Lạc Thủy đang rà soát triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng NTM. Thực hiện tái cơ cấu trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng vai trò của thị trường đối với sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn. Đưa nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, có giá trị thương phẩm cao phù hợp với nhu cầu của thị trường vào sản xuất, ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm có khả năng cạnh tranh; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa đối với các nông sản chủ lực của huyện như cam Lạc Thuỷ, gà Lạc Thuỷ, dê Lạc Thuỷ...

 

                                                                          Lê Chung

Các tin khác


Ban Tổ chức Trung ương lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Ngày 16/4, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến với 32 tỉnh, thành phố lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đại biểu.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề "Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình

Chiều 13/4, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện Thông báo số 95/TB-VPCP, ngày 25/3/2023 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình tháng 3/2023. Cùng tham gia buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Văn phòng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án “Nhà máy sản xuất, chế tạo các loại bảng mạch in điện tử” tại Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà

Chiều 13/4, tại Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà, TP Hòa Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và bấm nút khởi công dự án "Nhà máy sản xuất, chế tạo các loại bảng mạch in điện tử” do Tập đoàn Meiko (Nhật Bản) đầu tư tại Hòa Bình.

Lễ phát động phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước tại tỉnh Hòa Bình

Sáng 13/4, tại sân Nhà văn hóa trung tâm huyện Đà Bắc, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025. Sự kiện được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 62 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng TĐKT Trung ương chủ trì lễ phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục