(HBĐT) - Một ngày đầu tháng 8, căn nhà nhỏ của thầy giáo Phạm Ngọc Thể, nguyên giáo viên trường Thanh niên lao động XHCN (nay là trường PT DTNT THPT tỉnh) trở nên ấm cúng hơn khi đón học sinh đến thăm, để được nghe ông kể về kỷ niệm những lần gặp Bác.


Thầy giáo Phạm Ngọc Thể kể về kỷ niệm những lần gặp Bác Hồ cho các thế hệ học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh.

 

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng thầy giáo Phạm Ngọc Thể vẫn còn minh mẫn. ông kể lại: Lần thứ 3 tôi được gặp Bác Hồ là khi Bác về thăm trường Thanh niên lao động XHCN tại làng Mỵ, xã Yên Mông, huyện Kỳ Sơn (nay là xóm Trường Yên, xã Yên Mông, TP Hòa Bình) vào ngày 17/8/1962.

Ngày đó, thầy giáo Phạm Ngọc Thể là Bí thư chi bộ nông trường bộ. Trước thời điểm Bác về thăm, học sinh nhà trường từ vừa học, vừa đi làm đường chuyển sang vừa học, vừa sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên đời sống rất khó khăn. ông nhớ lại: Đó là một buổi sáng mùa thu đẹp trời, Bác bước xuống xe trong sự chào đón nồng nhiệt của hàng nghìn cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. Khi đến thăm trường, việc đầu tiên của Bác là đi thăm bếp ăn. Sau đó, Bác thăm tổ sản xuất đậu phụ, cửa hàng căng tin, thăm nơi ở của học sinh, nghe lãnh đạo nhà trường báo cáo rồi Bác mới có buổi nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. Trong buổi nói chuyện, Bác đã căn dặn cán bộ, giáo viên, học sinh phải đẩy mạnh tăng gia, chăn nuôi, chế biến thực phẩm để tăng khẩu phần và chất lượng bữa ăn; thực hiện tốt đoàn kết, kỷ luật và nhất là thực hành dân chủ. Kết thúc buổi nói chuyện, Bác đã để lại bút tích trong Cuốn sổ vàng của nhà trường với lời căn dặn: "Phải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

Xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ của trường: "học là mục đích, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để phục vụ học tập và rèn luyện”, thầy và trò nhà trường luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thực hiện lời Bác dạy trên cả 3 mặt: học tập, lao động và rèn luyện. Ngày Bác về thăm, trường học văn hóa mới đến cấp II, sau đó tiến tới cấp III. Năm 1971, trường mở được lớp đại học nông nghiệp hệ vừa học, vừa làm. Trong sản xuất, thực hiện lao động có tổ chức, có kỹ thuật đi vào thâm canh để tăng năng suất cây trồng. Đồng thời, mở xưởng chế biến nông sản để tăng giá trị sản phẩm, nhờ đó đời sống không ngừng được cải thiện, cơ sở vật chất được xây dựng ngày càng khang trang.

Thầy Phạm Ngọc Thể bộc bạch: Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, cũng có lúc trường Thanh niên lao động XHCN đứng trước nguy cơ tan rã nhưng nhớ lời Bác Hồ dạy, đội ngũ thầy, cô giáo nhà trường luôn động viên học sinh tập trung vừa học, vừa làm, vượt lên mọi khó khăn. Và "trái ngọt” đó là các thế hệ học trò dần trưởng thành, nhiều người đã và đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng tại T.ư và địa phương. Phát huy truyền thống, vài năm gần đây, trường luôn đứng tốp đầu các trường DTNT trong cả nước về chất lượng dạy và học. Nhiều thế hệ học trò luôn nhớ về những cựu nhà giáo, về mái trường của một thời gian khó… đối với bậc làm thầy, đó là hạnh phúc, niềm tự hào lớn lao.

                                                                      P.V

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Điểm nhấn” bước đầu thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020, xác định có 11 chương trình ưu tiên gồm chương trình lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Phó Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy Hoàng Đình Chính cho biết: Đánh giá 1 năm thực hiện tái cơ cấu ngành, huyện Lạc Thủy đã tạo điểm nhấn trong các chương trình phát triển cây ăn quả có giá trị cao,tập trung cây ăn quả có múi, nhãn chín muộn và cây na; phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung…

Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nội chính, phòng - chống tham nhũng và cải cách tư pháp

(HBĐT) - Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới của đất nước về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng (NC& PCTN), ngày 8/4/2013, Ban Bí thư T.ư Đảng ban hành Quy định số 183-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc T.ư. Thực hiện các văn bản hướng dẫn của T.ư, ngày 11/7/2013, BTV Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 867 về việc thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy Hòa Bình.

Tập trung giải pháp nâng chỉ số cải cách hành chính của tỉnh


(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Nội vụ công bố chỉ số cải cách hành chính (CCHC) (PARINDEX) năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đánh giá, trong năm 2016, tỉnh ta có nhiều cải thiện đáng kể từ các nội dung thành phần đến thứ hạng. Nếu năm 2015, tỉnh ta có điểm số 84,03, xếp thứ hạng 44/63 tỉnh, thành phố thì năm 2016 có điểm số 72,88, xếp thứ hạng 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hiệu quả dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh do địa hình chia cắt, độ dốc lớn, giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu. Việc người dân tiếp cận với sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Đà Bắc thuộc diện huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Chính phủ. Huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó 14 xã thuộc khu vực III, 5 xã khu vực II, 15 xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều chính sách giảm nghèo đã được triển khai trên địa bàn.

Nỗ lực xóa đói, giảm nghèo ở xã vùng cao Yên Lập

(HBĐT) - Là xã vùng cao, thuộc khu vực 135, đời sống kinh tế của bà con ở xã Yên Lập (Cao Phong) vẫn còn không ít khó khăn. Những năm qua, chính quyền và người dân không ngừng nỗ lực, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế để từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa những việc làm theo tấm gương Bác Hồ

(HBĐT) - Nhìn lại 1 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Hòa Bình Quách Tùng Dương đánh giá: Việc quán triệt thực hiện Chỉ thị số 05 trên địa bàn thành phố được thực hiện nghiêm túc. Các cấp ủy, tổ chức Đảng đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành một nội dung quan trọng trong chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII và nội dung sinh hoạt của chi bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục