Nằm ở vùng "rốn rét" Sa Pa, quanh năm mây mù và gió lạnh, nhưng đồng bào các dân tộc Mông, Dao ở xã Tả Phìn đã biến điều đó thành lợi thế để trồng hoa địa lan, tạo nguồn thu nhập cao và ổn định, góp phần xóa nghèo hiệu quả và bền vững.


Ông Vàng A Cấu, dân tộc Mông, giàu lên nhờ trồng địa lan bán trong dịp Tết.

Vượt con đường gập ghềnh, uốn lượn qua những khe suối và núi cao, trong sương mù dày đặc và gió thổi ào ào, rét lạnh, chúng tôi tìm đến thôn Giàng Tra, xã Tả Phìn. Trong màn sương đục không nhìn rõ mặt người, anh Vàng A Cấu, ở thôn Giàng Tra miệt mài tỉa lá, đảo hướng sáng cho những chậu địa lan đang kỳ trổ hoa trong dịp Tết này phấn khởi nói: "Nhà tôi hiện còn vài chục chậu để lại cho khách đặt hàng thôi, còn phần lớn đã bán hết cho khách buôn từ trước Tết rồi". Hỏi chuyện thì được biết, anh Cấu vừa bán hơn một trăm chậu lan cho tư thương vào tận vườn để mua, thu về gần 240 triệu đồng. Hiện nay, gia đình anh có khoảng gần một nghìn chậu địa lan các loại tuổi, được đặt chung quanh nhà và dưới tán rừng sa mộc gần đó. Trung bình mỗi năm, anh xuất bán ra thị trường khoảng vài trăm chậu, thu về từ 200 đến 400 triệu đồng, tùy theo thời giá. "Nhà chỉ có ít ruộng, chăm sóc tốt, được mùa thì thu hoạch khoảng 30 bao lúa (khoảng tám tạ thóc), đủ ăn chứ không có tiền làm nhà kiên cố, mua sắm vật dụng, tiện nghi cho đời sống. Nhờ trồng hoa địa lan, mỗi năm gia đình tôi thu nhập hàng trăm triệu đồng, đời sống tốt hơn rất nhiều", anh Cấu chia sẻ.

Ở thôn Tả Chải, gia đình anh Lý Phù Chiêu, dân tộc Dao, trồng hơn 600 chậu lan, thuê hai lao động là người địa phương phụ giúp chăm sóc lan. Công việc hằng ngày là tưới nước, tỉa bỏ lá già, lá sâu, uốn cành hoa. Những cành hoa ra sớm, nụ sắp bung được bao gói lại để cho nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Anh Chiêu cho biết, địa lan thường ra nụ vào khoảng tháng 9, tháng 10. Nếu gặp rét đậm, rét hại kéo dài, nhất là sương muối hay mưa tuyết, các cành, nụ sẽ cứng lại, không phát triển, không nở hoa được. Do vậy, vụ Tết năm nay, anh Chiêu đưa hơn 200 chậu hoa địa lan chuyển xuống vùng thấp, gần sát thành phố Lào Cai để tránh rét, bảo đảm cho hoa nở đúng dịp Tết, phục vụ nhu cầu khách hàng. Với giá bán trung bình ba đến năm triệu đồng mỗi chậu, dự tính vụ Tết này gia đình anh thu về khoảng 800 triệu đồng. Hoa địa lan ở Tả Phìn dù giá bán khá đắt nhưng được nhiều người chơi hoa ưa chuộng. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa Nguyễn Tiến Thành lý giải: Thông thường, lan hồ điệp hay các loại lan khác giá cao cũng chỉ vài triệu đồng/chậu, thế nhưng địa lan Tả Phìn (lan Trần Mộng) lại là một trong những loại lan thuộc "tốp" đắt đỏ nhất trên thị trường hiện nay và được nhiều khách săn đón, nhất là vào dịp Tết. Sở dĩ địa lan Tả Phìn có giá cao là vì loại này có mầu xanh ngọc rất đẹp, cành lá xum xuê tượng trưng cho sự no đủ và may mắn, thời gian nở hoa rất dài. Hoa địa lan Trần Mộng, Tả Phìn được coi là loài hoa quý nhất mùa xuân vùng núi Tây Bắc vì hoa nở kéo dài từ hai đến ba tháng liên tục, hương thơm quyến rũ, có vẻ đẹp đài các, lá xanh thắm. Ðể có một chậu hoa đẹp (từ 10 đến 20 cành) phải chăm bón khoảng ba đến bốn năm. Hiện nay, giá bán một chậu hoa Trần Mộng loại nhỏ cũng từ hai đến ba triệu đồng/chậu, loại trung bình từ 10 đến 20 triệu đồng/chậu, tùy thuộc vào số bông trên chậu. Với những chậu lớn, nhiều hoa nở rực rỡ, tán đều và xum xuê, giá có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.

Ði thăm vườn lan của đồng bào dân tộc Mông, Dao ở các thôn Giàng Tra, Xả Xéng, Tả Chải…, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Phìn Lý Láo Lở cho biết: "Hoa địa lan Trần Mộng ban đầu là cây tự nhiên mọc ở mỏm đá trong rừng, được người dân mang về chơi vào dịp Tết, sau này dần được yêu thích và trở thành cây có giá trị kinh tế cao. Giống hoa địa lan này không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng có yêu cầu chặt chẽ về điều kiện khí hậu, thời tiết. Xã Tả Phìn được thiên nhiên ban tặng khí hậu ôn hòa rất thích hợp trồng giống hoa này". Khai thác lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn lao động dồi dào ở địa phương, xã Tả Phìn xác định cây hoa lan là "mũi nhọn" trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp để xóa nghèo hiệu quả và bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Hiện nay, tại xã Tả Phìn có khoảng 500 hộ trong tổng số 701 hộ trồng hoa địa lan với khoảng hai mươi nghìn chậu hoa địa lan các loại. Hằng năm, xã Tả Phìn cung cấp cho thị trường khoảng 70% số lượng hoa địa lan của Sa Pa trong dịp Tết Nguyên đán, thu về hàng chục tỷ đồng cho đồng bào địa phương. Nhờ trồng hoa địa lan, nhiều hộ ở Tả Phìn đã thoát nghèo và làm giàu từ hoa lan.

Để giúp đồng bào Tả Phìn phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cây hoa địa lan, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa và chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cây lan cho người dân. Tại Tả Phìn, Hợp tác xã hoa lan thành lập, thu hút hàng chục hộ tham gia, giúp nhau về kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và điều tiết cho lan nở đúng thời điểm. Mới đây, Trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ vốn cho nhóm thâm canh hoa địa lan, với 12 hộ ở thôn Tả Chải và Xả Xéng tham gia. Các hộ được hướng dẫn kỹ thuật tách chồi, nhân giống, kèm theo chậu trồng lan. Mục tiêu của Tả Phìn là phát triển hoa địa lan theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và bảo quản, nâng cao giá trị kinh tế của cây hoa lan Trần Mộng, đem lại nguồn thu ổn định và bền vững cho nông dân địa phương./.

 

                        TheoNhandan

Các tin khác


Tuổi trẻ Hòa Bình đưa Nghị quyết Đại hội Đoàn vào cuộc sống

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, tuổi trẻ khắp các địa phương trong tỉnh tích cực chuẩn bị những chương trình tình nguyện cuối năm, chung tay chăm lo Tết no ấm, an vui cho đồng bào vùng sâu, xa, khó khăn, đối tượng chính sách, trẻ em nghèo… Đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn khẳng định: Đây là cách ĐV-TN đã và đang làm để biến Nghị quyết Đại hội Đoàn thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, thành những việc làm cụ thể, góp sức cho nhiệm kỳ mới với nhiều thành công.

Xã Tân Mỹ xây dựng nhà sàn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Năm 2016, xã Tân Mỹ là một trong 5 xã của huyện Lạc Sơn đã cán đích NTM. Để đạt được kết quả đó, một trong những yếu tố quan trọng là cấp ủy, chính quyền cùng người dân trong xã đã quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị số 03, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, xây dựng nhà sàn bê tông là việc là có ý nghĩa thiết thực trong giữ gìn bản sắc văn hóa và nâng cao hiệu quả công tác quán lý, bảo vệ rừng của người dân nơi đây.

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên nông thôn ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có 51 Đoàn cơ sở với trên 6.200 đoàn viên. Lực lượng ĐV-TN nông thôn chiếm đa số. Phong trào ĐV-TN "Xung kích lao động sáng tạo, phát triển KT-XH”, "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Huyện đoàn triển khai từ nhiều năm nay. Các phong trào đã góp phần phát huy sức trẻ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của huyện. Từ năm 2016, cụm từ "khởi nghiệp” được nhắc đến và quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề khởi nghiệp trong ĐV-TN nông thôn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ.

Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 -sinh kế bền vững cho người dân

(HBĐT) - Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 (2015-2018) góp phần quan trọng cải thiện hạ tầng quy mô nhỏ, hỗ trợ và tăng cường năng lực của chính quyền cơ sở cũng như hỗ trợ cải thiện các hoạt động sinh kế thông qua tác động đến các nhóm cùng sở thích, tạo những cơ hội mới cho người dân vùng hưởng lợi nâng cao nhận thức và năng lực sản xuất, tiếp cận thị trường, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn Nghị quyết tam nông ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngay sau khi BCH T.ư Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Huyện ủy, UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn đã đề ra chương trình hành động triển khai nghị quyết. Nghị quyết tam nông đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, có sức lan tỏa. Sau gần 10 năm nền kinh tế Lạc Sơn đã có những con số ấn tượng ở mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục