(HBĐT) - Trong những năm qua, chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo đã góp phần tích cực vào công tác xoá đói, giảm nghèo, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.


Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, người dân xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đầu tư nuôi bò phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

 

Tín dụng chính sách đối với hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002 là chương trình được triển khai sớm nhất và có quy mô tín dụng lớn nhất trong các chương trình tín dụng chính sách đang được thực hiện, trung bình mỗi năm tăng trưởng 12%; nguồn vốn chủ yếu được hộ vay đầu tư, phát triển đàn gia súc, gia cầm, trồng rừng, trồng cây ăn quả... Giai đoạn 2002 - 2017, toàn tỉnh cho vay 217.370 lượt hộ, doanh số cho vay đạt 2.423.879 triệu đồng; doanh số thu nợ đạt 1.678.111 triệu đồng; dư nợ 863.354 triệu đồng, chiếm 32,4% tổng dư nợ. Đến hết tháng 3/2018, tổng dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo đạt 873.620 triệu đồng với 33.018 hộ còn dư nợ, mức cho vay bình quân đạt 26 triệu đồng/hộ.

Bám sát mục tiêu giảm nghèo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, NHCSXH xác định nhiệm vụ trọng tâm và luôn ưu tiên đưa nguồn vốn đến vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn, địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao để hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Để nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa người nghèo trong điều kiện phải tiết giảm chi phí quản lý, chi phí xã hội, NHCSXH đã thực hiện cho vay uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời tổ chức mạng lưới điểm giao dịch tại 210 xã, phường, thị trấn. Điểm giao dịch xã là nơi niêm yết công khai các chính sách tín dụng ưu đãi, giải quyết thủ tục vay vốn, trả nợ, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm của nhân dân trên địa bàn. Trên 90% khối lượng giao dịch của NHCSXH được thực hiện tại điểm giao dịch xã với chất lượng giao dịch và phục vụ như tại trụ sở ngân hàng. Cùng với đó là mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn đã phát huy tốt vai trò trợ giúp hộ vay làm các thủ tục vay vốn, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện cơ chế dân chủ, công khai trong bình xét vay vốn, truyền tải các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi tới hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, đôn đốc hộ vay trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn.

Chương trình tín dụng đối với hộ nghèo khi triển khai thực hiện đều rà soát đối tượng vay vốn theo danh sách hộ nghèo của địa phương đảm bảo nguồn vốn đầu tư đúng đối tượng thụ hưởng. Quy trình cho vay được bình xét từ thôn, xóm thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn, giúp hoạt động tín dụng công khai, minh bạch. Thông qua hướng dẫn, trợ giúp của chính quyền cơ sở và cộng đồng người vay vốn, đối tượng được vay vốn tự kiểm tra, giám sát, quyết định phương thức sử dụng vốn và cách thức để thoát nghèo. Ngoài tự chủ trong vay vốn, các hộ nghèo còn tham gia giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với các hộ khác, cùng tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất - kinh doanh để vượt qua đói nghèo. Chương trình tín dụng phát huy hiệu quả đã nâng dần mức đầu tư cho vay, đến nay tăng lên 50 triệu đồng/hộ.

ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Thông qua chương trình cho vay hộ nghèo đã mở ra cơ hội giúp hộ nghèo được tiếp cận các nguốn vốn ưu đãi, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, học tập, tạo điều kiện để hộ nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong giai đoạn 2002 - 2017, toàn tỉnh có trên 90.000 lượt hộ thoát khỏi ngưỡng đói, nghèo theo từng giai đoạn điều tra, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 3%/năm. Có thể khẳng định, chương trình tín dụng đối với hộ nghèo là động lực, để hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên để đồng vốn ưu đãi cho vay hộ nghèo phát huy hiệu quả, các địa phương cần chú trọng công tác định hướng việc làm, lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, vận động người dân chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ giúp hộ nghèo nâng cao đời sống, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, đẩy nhanh tiến độ xoá đói, giảm nghèo tại địa phương. Có như vậy nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ mới trở thành "cú huých” giúp hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống một cách bền vững.

 

Đinh Thắng

Các tin khác


Đảng bộ xã Hạ Bì khơi dậy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên

(HBĐT) - Trước cách mạng tháng 8/1945, xã Hạ Bì sống dưới chế độ Pháp thuộc và phong kiến lang đạo, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Thế nhưng tinh thần yêu nước nồng nàn luôn sống mãi trong lòng những người con của mảnh đất anh hùng này.

Đảng bộ xã Thượng Tiến: Cán bộ, đảng viên nêu gương sáng trong các phong trào thi đua

(HBĐT) - Với 90 đảng viên sinh hoạt ở 8 chi bộ trực thuộc, những năm qua, Đảng bộ xã Thượng Tiến (Kim Bôi) luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, Đảng bộ gắn việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nội dung đánh giá, phân loại đảng viên hàng năm. Từ đó, chất lượng cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng cao, giúp xã từng bước khắc phục khó khăn.

Tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2018: Đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc

(HBĐT) - Trong đợt giao quân năm 2018, toàn tỉnh có 1.450 thanh niên nhập ngũ (TNNN). Ngày hội tòng quân đã đến, những thanh niên trúng tuyển luôn trong tâm trạng háo hức lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc...

Thành phố Hòa Bình vươn mình hướng đến đô thị loại II

(HBĐT) - "Hòa Bình mến yêu ơi/ Thành phố bên sông Đà/ Thủy điện sáng lung linh/ Rừng núi vang tiếng cồng...”. Hòa vào dòng người đi sắm Tết, nghe rộn ràng những ca từ trong bài hát "Thành phố bên sông Đà” trên loa phóng thanh, thấy tự hào là công dân thành phố. Dòng Đà Giang uốn lượn vẫn bền bỉ sản sinh ra dòng điện thắp sáng muôn nơi. Tiếng chiêng vẫn âm vang trong ngày hội xuân. Chỉ có điều, thị xã nhỏ bé xưa, nay đã lên thành phố và đang vươn tới là đô thị loại II.

Đổi mới mạnh mẽ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

(HBĐT) - Đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt, lựa chọn các vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra nhiều giải pháp tối ưu tháo gỡ khó khăn trong tổ chức thực hiện. Chủ động, kịp thời cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của T.ư phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương để lãnh đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân được chú trọng. Gần dân, sát dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Vận dụng tư tưởng trọng dân của Bác Hồ để giải quyết những vấn đề thực tiễn

(HBĐT) - Vận dụng tư tưởng của Bác Hồ lấy dân làm gốc, gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân, thực hiện quy chế dân chủ theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đang được cấp ủy, chính quyền các cấp, các đơn vị, tổ chức hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh để giải quyết những vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trong suốt thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục