(HBĐT) - Trước cách mạng tháng 8/1945, xã Hạ Bì sống dưới chế độ Pháp thuộc và phong kiến lang đạo, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Thế nhưng tinh thần yêu nước nồng nàn luôn sống mãi trong lòng những người con của mảnh đất anh hùng này.


Trải qua thời gian hoạt động cách mạng tại địa phương, được cán bộ Châu uỷ Lương Sơn trực tiếp giáo dục và giúp đỡ, ngày 11/5/1947, anh Quách Đình Kiên, thanh niên đầu tiên của xã Hạ Bì được kết nạp Đảng tại chi bộ xã Nật Sơn. Từ đây, phong trào kháng chiến của nhân dân địa phương chính thức có hạt nhân của Đảng trực tiếp lãnh đạo. Ngày 31/12/1947, tại nhà đồng chí Quách Đình Hảo (xóm Sào), trước sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Hồng (Bí thư chi bộ khu căn cứ của khu uỷ) và đồng chí Hoàng Hà, các anh: Quách Đình Hảo, Quách Đình Ngư, Quách Đình Chức chính thức được công nhận là đảng viên. Cũng trong ngày, chi bộ xã Hạ Bì được thành lập với 4 đảng viên gồm: Quách Đình Kiên, Quách Đình Ngư, Quách Đình Hảo, Quách Đình Chức. Đồng chí Quách Đình Kiên được chỉ định giữ chức Bí thư chi bộ. Chi bộ xã Hạ Bì được thành lập dựa trên yêu cầu thực tế khách quan, sau khi họp bàn đã quyết định lấy tên là chi bộ Chiến Thắng.


Người dân xóm Sào, xã Hạ Bì (Kim Bôi) tự nguyện hiến đất sản xuất để mở rộng đường giao thông nông thôn.

Phát huy truyền thống cách mạng, từ chi bộ với 4 đảng viên ban đầu, hiện Đảng bộ xã Hạ Bì đã có 366 đảng viên sinh hoạt ở 10 chi bộ trực thuộc. Trong đó có 6 chi bộ xóm – phố, 3 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ cơ quan. Toàn xã không có xóm trắng đảng viên. Cấp ủy luôn quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên bằng việc thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục lịch sử truyền thống. Đồng thời nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, phát triển đảng viên mới đảm bảo về chất và lượng.

Trong phát triển KT-XH, xã Hạ Bì có khu du lịch suối Khoáng thu hút đông đảo khách đến thăm quan. Năm 2017, thu nhập từ TTCN, du lịch và dịch vụ chiếm trên 60% tổng thu nhập toàn xã. Đồng chí Quách Đình Thu, Bí thư Đảng uỷ xã Hạ Bì cho biết: "Hiện, xã phát triển được 243 cơ sở kinh doanh cá thể, tập trung chủ yếu ở xóm Mớ Đá và phố Bưởi. Trong đó, riêng các hộ làm du lịch, dịch vụ đã có 18 hộ kinh doanh dịch vụ vận tải, 101 hộ thương mại và 96 hộ kinh doanh dịch vụ. Người dân ngày càng quan tâm đầu tư mở rộng, chú trọng chất lượng phục vụ du khách”.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng được xã quan tâm triển khai, bước đầu đem lại hiệu quả. Hiện, xã có 15 ha cây trồng giá trị kinh tế cao được bà con chuyển đổi như cam, bưởi, chanh, nhãn; 7 ha rau an toàn ở các xóm Mớ Đồi, Mớ Khoắc theo đề án phát triển rau an toàn của huyện. Từ đó góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người toàn xã lên 26,1 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,9%.

Trong xây dựng NTM, nhờ phát huy nội lực và ngoại lực hiệu quả giúp xã hoàn thành 16/19 tiêu chí. 3 tiêu chí còn lại về cơ sở vật chất văn hóa, số 11 hộ nghèo và y tế đang được xã nhanh chóng hoàn thiện nhằm cán đích trong năm nay theo đúng lộ trình đề ra. Có được kết quả đó phải kể đến vai trò không nhỏ của đội ngũ đảng viên luôn tiên phong, gương mẫu trong mọi phong trào, phần việc. Toàn xã hiến khoảng 2,5 ha đất ở và đất sản xuất để xây dựng các công trình cơ bản, nhiều đảng viên tiên phong như Bùi Văn Hữu, Bùi Văn Thiển (xóm Mớ Đồi); Quách Đình Cộc, Bùi Văn Sanh (xóm Nội Sung). Hay những hộ đảng viên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng như: Bùi Đức Thượng (xóm Mớ Đồi), Bùi Thị Hành (xóm Nội Sung), Bùi Văn Thiêng (phố Bưởi). Đây là nền tảng vững chắc để Hạ Bì từng bước đổi mới, phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.


Thanh Sơn

Các tin khác


Vận dụng tư tưởng trọng dân của Bác Hồ để giải quyết những vấn đề thực tiễn

(HBĐT) - Vận dụng tư tưởng của Bác Hồ lấy dân làm gốc, gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân, thực hiện quy chế dân chủ theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đang được cấp ủy, chính quyền các cấp, các đơn vị, tổ chức hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh để giải quyết những vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trong suốt thời gian qua.

Trồng hoa lan xóa nghèo ở Tả Phìn

Nằm ở vùng "rốn rét" Sa Pa, quanh năm mây mù và gió lạnh, nhưng đồng bào các dân tộc Mông, Dao ở xã Tả Phìn đã biến điều đó thành lợi thế để trồng hoa địa lan, tạo nguồn thu nhập cao và ổn định, góp phần xóa nghèo hiệu quả và bền vững.

Huyện Tân Lạc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có mặt tại bộ phận một cửa của UBND xã Mãn Đức. Hoàn thành thủ tục đăng ký khai sinh cho con xong, anh Bùi Văn Hà (xóm Tân Phong, xã Mãn Đức) phấn khởi: Thủ tục hành chính (TTHC) bây giờ cũng khá đơn giản, cán bộ hướng dẫn tận tình nên tôi đã nhanh chóng hoàn thành việc khai sinh cho con.

Xã Tử Nê - khi Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Nhìn vườn bưởi sai trĩu quả của gia đình anh Trịnh Văn Thiện ở xóm 3, xã Tử Nê (Tân Lạc) không ai có thể hình dung được chỉ cách đây 3 năm, mảnh vườn rộng hơn 2.000m2 này toàn là tre gai và các loại cây tạp không mang lại giá trị kinh tế đáng kể nào...

Tích cực đổi mới mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhân tài

Mấy năm gần đây, trong các giải quốc tế, đội tuyển Olympic Toán học, Vật lý, Hóa học nước ta luôn mang về thành tích ấn tượng, đặc biệt là năm 2017, tổng số điểm của đội tuyển Olympic Toán Việt Nam đạt được cao nhất từ trước đến nay.

Thành phố Hòa Bình: Xây dựng tổ chức Hội LHTN vững mạnh

(HBĐT) - "Trong những năm qua, các cấp Hội LHTN thành phố Hòa Bình không ngừng củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Qua đó, tỷ lệ thu hút, tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Hội luôn đạt từ 75% trở lên, góp phần phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, huy động sức trẻ tham gia xây dựng quê hương ngày càng phát triển” - Chị Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội LHTN thành phố Hòa Bình cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục