Bài 1 - Khoảng cách giữa vùng thuận lợi và khó khăn đã được thu hẹp

(HBĐT) - Sản xuất trên đà phát triển, bình quân thu nhập đầu người từ vài triệu đồng /năm tăng lên hàng chục triệu đồng /năm; hạ tầng điện, đường, trường, trạm nhiều thay đổi; người có uy tín, người cao tuổi được quan tâm chăm sóc, trẻ nhỏ vui cắp sách đến trường… Đó là diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh hôm nay, khác xa với những năm 2005, 2006 trở về trước. Khi đó, tỷ lệ hộ nghèo nhiều nơi chiếm tới 50 - 60%, chất lượng cuộc sống của bà con dân tộc chưa đảm bảo.


Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành thăm vùng chè shan tuyết Pà Cò (Mai Châu).

Hòa Bình là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với tỷ lệ 73%, có 6 dân tộc sống tập trung gồm: Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông, trong đó 63% là dân tộc Mường. Tỉnh hiện còn 99 xã đặc biệt khó khăn và 99 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135, giai đoạn 2016 - 2020. Đây cũng là những thông tin cơ bản khi tìm hiểu về vùng đồng bào các dân tộc tỉnh.

Những chính sách, chủ trương của Đảng được hiện thực hóa

Cách đây dăm năm, vùng đồng bào DTTS Tân Lập, Yên Thượng (Cao Phong) chưa có nhiều khởi sắc như bây giờ. Đường sá là trở ngại lớn nhất, tiếp đó là thực trạng sản xuất của bà con. Từ khi tuyến đường Tây Phong - Yên Thượng hoàn thành, đi vào sử dụng, vùng đồng bào dân tộc nơi đây như khoác thêm áo mới. Một số khu dân cư ở các xóm: Trầm, Quà, Thôi, Bạ của xã Yên Lập trước đây không có điện cũng đã được đầu tư trạm điện. Vùng trồng cây ăn quả có múi, mía, cây lâm nghiệp với sự quan tâm hỗ trợ bằng vốn, giống của Đảng, Nhà nước cứ thế mở rộng và trù phú thêm ra.

ở hầu hết các địa phương như: Lạc Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước dành nhiều ưu tiên cho cải thiện cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc. Điều này được minh chứng rõ nét khi đến với các xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc như Phú Cường, Phú Vinh. Kể từ giai đoạn 2010 - 2015 cho đến nay, từ nguồn vốn Chương trình 135, các xã này đã được đầu tư nhiều tỷ đồng làm đường, kiên cố hóa trường, lớp học. Bên cạnh đó, hệ thống kênh, mương thủy lợi được cứng hóa, công trình nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng từng bước làm mới, sửa sang, phục vụ nhu cầu đời sống của bà con. Hàng trăm hộ nghèo đã được hỗ trợ từ chính sách con giống, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật thông qua chương trình hỗ trợ sản xuất, từ đó ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Các chủ trương, chính sách của Đảng nhận được sự đồng thuận cao của cả cộng đồng.

Theo Ban Dân tộc tỉnh, từ giai đoạn 2009 - 2014 đến nay, Đảng, Nhà nước đã đầu tư hỗ trợ kinh phí lên đến hàng nghìn tỷ đồng, đồng thời lồng ghép nhiều nguồn vốn huy động khác để cải thiện nhiều hơn, chăm lo nhiều hơn đến đồng bào vùng DTTS tỉnh ta. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thông qua những người có uy tín trong cộng đồng và hiện thực hóa đã tạo hiệu ứng tốt đối với đồng bào, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Nét mới vùng dân tộc thiểu số

Trước năm 2015, đời sống sinh hoạt của người dân vùng đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) còn vất vả bởi nước sạch chưa về tận nhà. Suốt 6 – 7 tháng mùa khô, bà con phải lên tận khe sâu hứng nước dùng. Thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của người dân, Chương trình 135 đã làm bể trữ nước trên cao, dùng đường ống dẫn nước về từng nhà. Người dân từ đó không phải dùng nước dè sẻn, tằn tiện nữa.

Tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc nghèo huyện Lạc Sơn đã có chuyển đổi đáng mừng, kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Người dân được lựa chọn thứ tự ưu tiên từ các hạng mục hạ tầng điện, đường, trường, trạm đến các giống hỗ trợ sản xuất như lúa, ngô, lợn, gà, trâu, bò. Nhờ đó, địa phương đã đưa các loại giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất đại trà, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Nhiều chương trình, dự án về khuyến nông, mô hình thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Điểm lại chặng đường thực hiện chính sách dân tộc cho đến hết năm 2017, nhiều chỉ tiêu kinh tế, cơ sở hạ tầng, xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa, mục tiêu chương trình NTM đã đạt kết quả quan trọng: Tình hình vùng đồng bào dân tộc cơ bản ổn định, an ninh chính trị, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Thu nhập bình quân của tỉnh đạt 39, 95 triệu đồng/người/năm, khoảng cách giữa các đô thị với vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã dần thu hẹp. Số xã có đường ô tô đến trung tâm đạt 100%, 99,41% xã có điện lưới quốc gia, 99,31% hộ sử dụng điện, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86%, 51% lao động được đào tạo, hộ nghèo người DTTS theo chuẩn quốc gia giảm còn 33%, 100% trẻ mầm non đến lớp đúng độ tuổi, 25,24% xã đạt chuẩn y tế quốc gia, 20% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, 100% xã, phường, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã.

(Còn nữa)                                                                 

Bài 2 - Tự tin hoàn thành mục tiêu Chương trình 135

                                                                                                      Bùi Minh 


Các tin khác


Biểu dương Người cao tuổi sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017

(HBĐT) - Vừa qua, tại Hội trường Huyện ủy, Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Lạc Sơn tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017 và sơ kết công tác Hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2018. Dự Hội nghị có lãnh đạo Hội Người cao tuổi tỉnh; lãnh đạo UBND huyện, các cơ quan, ban, ngành huyện; chủ tịch UBND và chủ tịch Hội Người cao tuổi các xã, thị trấn.

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Với mục đích cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của thanh niên, tháng 3/2018, Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở KH&CN phát động cuộc thi "ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ I”. Cuộc thi còn nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực. Tạo môi trường và hỗ trợ thanh niên tham gia khởi nghiệp; thu hút hỗ trợ, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đối với các ý tưởng, đề án khởi nghiệp của thanh niên.

Thanh niên Công an tỉnh xung kích, tình nguyện vì an ninh Tổ quốc

(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đối với ĐVTN để phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. Đồng thời, quán triệt quan điểm "Công tác Đoàn trong CAND luôn bám sát và phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của đơn vị”. Những năm qua, tuổi trẻ Công an tỉnh đã tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào "Thanh niên Công an Hòa Bình học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy - Xung kích, tình nguyện vì ANTQ”.

Xã Phú Lão xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng ủy xã Phú Lão (Lạc Thủy) đã đề ra các phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trên các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, lãnh đạo nhân dân phát triển KT-XH. Nhờ đó, năm 2017, xã đã đạt Đảng bộ đạt TS-VM.

Tuổi trẻ xã Đoàn Kết thi đua lập thân, lập nghiệp

(HBĐT) - Cả xã có trên 10 mô hình thanh niên phát triển kinh tế hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho hàng chục người dân trên địa bàn, thu nhập ổn định hàng năm đạt từ 70 - 200 triệu đồng. Đây là kết quả nổi bật cho thấy hiệu quả của phong trào thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp ở xã Đoàn Kết (Yên Thủy).

Phụ nữ xã Cố Nghĩa chung tay bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Bằng nhiều hoạt động thiết thực, thông qua xây dựng và duy trì các mô hình, Hội LHPN xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giữ vững các tiêu chí NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục