Chị em phụ nữ tổ 1,2,3, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) biểu diễn văn nghệ nhân ngày gặp cư dân làng Mường Phú Nghĩa.
Tháng 10/2017, Ban Thường vụ(BTV) Hội LHPN tỉnh ban hành Hướng dẫn số 10/HD-BTV về "Thực hiện Đề án thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình trong các cấp Hội Phụ nữ”, trong đó,yêu cầu các cấp Hộitổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, hội viênchủ trương, mục tiêu, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, phương án, thời gian và lộ trình thực hiện Đề án. Thông tin rõ kế hoạch làm điểm sáp nhập xóm, tổ dân phố để các hội viên theo dõi. Thực hiện việc kiện toàn chi, tổ Hội Phụ nữ (sau sáp nhập xóm, tổ dân phố) theo đúng hướng dẫn của Hội LHPN tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, nhất là ở các xã, phường, thị trấn thực hiện điểm. Quá trình triển khai, thực hiện cần đảm bảo ổn định ANCT, TTATXH, không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội…
Thực hiện văn bản hướng dẫn, Hội LHPN các huyện, thành phố đã chủ động triển khai tới cơ sở Hội với phương pháp truyền thông sáng tạo. Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Lạc cho biết:"Để chuẩn bị các điều kiện cho lộ trình thí điểm sáp nhập xóm, tổ dân phố,trong năm 2018,Hội LHPN huyệnđã tổ chức được 12 buổi tuyên truyền tại 12 điểm về mục đích, ý nghĩa thực hiện Đề án 1084, thu hút trên 14.000 lượt hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia. Có sự chung tay, góp sức của các cấp,ngành, trong đó có tổ chức Hội Phụ nữ, huyện Tân Lạc đã được biểu dương là đơn vị hoàn thành sớm nhất công tác truyền thông và hoàn thiện các thủ tục đề nghị HĐND tỉnh phê duyệt kế hoạch sáp nhập xóm, tổ dân phố. Theo đó, các Chi hội phụ nữ ở các xómcũng trong tư thế sẵn sàng sáp nhập, các hoạt động hội được duy trì tốt.Được biết,Hội LHPN các huyện Kim Bôi, Yên Thủy, Mai Châu… là những đơn vị đã có nhiều sáng tạo trong công tác truyền thông Đề án 1084 về cơ sở.
Cùng với việc triển khai bằng văn bản, BTV Hội LHPN tỉnhcử cán bộ tới từng cơ sở để nắm bắt tình hình và hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp việc nhập, kiện toàn tổ chức và duy trì hoạt động Hội. Tháng 12/2018, BTV hội LHPN tỉnh tiếp tục ban hành văn bản số 775, về việc hướng dẫn giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhập, đặt, đổi tên xóm, tổ dân phố đối với chi hội.
"Mặc dù có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng, song, sau sáp nhập xóm, tổ dân phố, một số cơ sở Hội vẫn lúng túng trong việc kiện toàn tổ chức và duy trì hoạt động hội" - đồng chí Đinh Thị Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chia sẻ. Khó khăn, vướng mắc này bắt nguồn từ việc bố trí nhân sự. Hiện tại, chi hội trưởng chi hội phụ nữ không có phụ cấp, lấy tâm huyết, nhiệt tình là chính để gây dựng phong trào Hội. Sau sáp nhập xóm, tổ dân phố, nhập các chi hội thì số hội viên tăng lên gấp 2 - 3 lần, địa bàn rộng, khó trong việc tập hợp… khiến nhiều chi hội trưởng xin nghỉ. Bên cạnh đó, sau sáp nhập có một số xóm hội viên không muốn tham gia sinh hoạt chung ảnh hưởngđến phong trào Hội…
Thường xuyên đến với cơ sở để nắm bắt tình hình, khi có vấn đề nổi cộm, đại diện Ban thường vụHội LHPN tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ Hội Phụ nữ cấp cơ sở giải quyết kịp thời. Theo đó, việc kiện toàn các chi, tổ hội phụ nữ ở cơ sở trong năm qua diễn ra khá xuôn xẻ. Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh còn 236 cơ sở Hội,tương đương với 2.074 chi, tổ hội phụ nữ. Tình hình tư tưởng, cán bộ, hội viên ổn định. Phong trào Hội tiếp tục được duy trì, phát triển sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chị em phụ nữ, huy động sự đóng góp của chị em chophát triển KT-XH, đảm bảo ANTT, ATXH ở mỗi địa phương.