(HBĐT) - Chú trọng lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ xã Liên Hòa (Lạc Thủy) xác định. Dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có, cấp ủy, chính quyền xã vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, chủ yếu là phát triển cây có múi với mũi nhọn là cây cam.
Vườn
trồng cam Lạc Thủy và bưởi rộng 6 ha của gia đình bà Đỗ Thị Thướng (bên phải),
Trưởng xóm Đồng Huống, xã Liên Hòa (Lạc Thủy), đảng viên tiên phong chuyển đổi
cây trồng ở địa phương cho thu nhập ổn định.
Toàn xã có 4 xóm, 450 hộ và 1.830 nhân khẩu. Trước đây, kinh tế của xã chủ yếu từ lâm nghiệp với cây keo là chủ đạo. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế không cao nên Đảng ủy, chính quyền xã chủ trương vận động nhân dân chuyển đổi diện tích trồng keo kém hiệu quả và vườn tạp sang trồng cây có múi gồm cam, bưởi. Theo chủ trương đó, từ năm 2014, cây có múi phát triển mạnh ở xã với tổng diện tích 60 ha, đến nay đã tăng lên hơn 220 ha với 200 hacam, 24,5 habưởi.
Chia sẻ về những khó khăn ban đầu, đồng chí Bùi Thể Thao, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Liên Hòa cho biết: "Khi bắt đầu thực hiện, ở xã chưa có nhiều hộ chuyển đổi, nên người dân vẫn trồng theo lối truyền thống, quy trình kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến năng suất và sản lượng không cao. Nguồn vốn đầu tư của người dân còn ít. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định do đường xá đi lại khó khăn. Một số hộ còn e dè, chưa mạnh dạn thực hiện”.
Trước thực tế đó, Đảng ủy, chính quyền xã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhân dân. Từ năm 2014 đến nay, xã phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng và Phòng NN&PTNThuyện mở 4 lớp/năm về chuyển giao KH-KT trồng và chăm sóc cây có múi cho người dân. Dựa theo Nghị quyết của Huyện ủy Lạc Thủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đảng ủy xã tổ chức hội nghị chuyên đề hằng năm đánh giá, đưa ra biện pháp dài hơi giúp phát triển cây có múi ở địa phương, nhất là cây cam. Với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong việc chuyển đổi. Điển hình như đồng chí Đỗ Thị Thướng (Chi bộ xóm Đồng Huống), Đinh Xuân Thành (Chi bộ xóm Liên Hồng), Ngô Mạnh Hà (Chi bộ xóm Liên Ba),... Từ đó, xuất hiện nhiều nông dân tích cực làm theo như Quách Minh Điệp (xóm Vỏ), Nguyễn Văn Dũng (xóm Đồng Huống), Phạm Văn Út (xóm Liên Ba),... Hiện, cây có múi ở xã trồng nhiều nhất tại xóm Đồng Huống với 150 ha.
Đồng chí Đỗ Thị Thướng, Trưởng xóm Đồng Huống, một trong những hộ đảng viên tiên phong chuyển đổi cây có múi cho biết: "Từ năm 2014, gia đình tôi chuyển đổi sang trồng 6 ha cây có múi, chủ yếu là cây cam với diện tích 5 ha. Với quy trình kỹ thuật đảm bảo, hệ thống tưới tiêu tự động nên cam phát triển tốt, cho thu nhập ổn định. Đặc biệt, tôi sử dụng phân bón hữu cơ và ủ từ đậu tương, trứng gà nên không gây mùi, đảm bảo về môi trường”.
Thương hiệu cam Lạc Thủy đã được công nhận từ năm 2017 và Liên Hòa là một trong những xã trồng nhiều nhất. Cam Lạc Thủy có đặc trưng là vỏ mỏng, bóng mượt, hạt to,tép giòn, thơm, vị ngọt lịm và mọng nước. Sản phẩm cam được xuất ra các thị trường như Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nội. Nhờ sản phẩm này, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng lên 35,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,6%.
Theo đồng chí Phó Bí thư TT Đảng ủy xã, để giữ gìn thương hiệu và phát triển cam Lạc Thủy ở địa phương, xã sẽ tiếp tục vận động nhân dân sử dụng các loại thuốc sinh học; giảm phân chuồng và chuyển dần sang bón phân hữu cơ, phân ủ từ đậu tương và trứng gà để vừa đảm bảo có sản phẩm cam sạch, vừa bảo vệ môi trường. Chú ý phòng bệnh cho cam, nhất là vào tháng 6, 7. Duy trì ổn định đầu ra cho sản phẩm, khuyến khích nhân dân tích cực mở rộng diện tích, đảm bảo đầy đủ quy trình kỹ thuật để người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng sử dụng sản phẩm cam Lạc Thủy.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Với quyết tâm "Xưa thắng giặc ngoại xâm, nay thắng giặc đói nghèo”, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) luôn năng động, sáng tạo phát triển các mô hình kinh tế để nâng cao thu nhập. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/hội viên, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,4%. Đời sống hội viên từng bước được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Cây đinh lăng là một loại thảo dược quý có tại Việt Nam, loại cây này thường được sử dụng kết hợp với rượu tạo thành một loại rượu ngâm mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Sản phẩm rượu ngâm đinh lăng của hộ Đào Thị Hồng An, Dương Thị Hương ở khu 3, thị trấn Kỳ Sơn với số lượng 30 chai/ngày được lựa chọn là sản phẩm OCOP năm 2019 của huyện Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Ngày 10/5 vừa qua, cán bộ, nhân dân xã Tây Phong (Cao Phong) phấn khởi, tự hào tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM do Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng. Đây là phần thưởng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng, sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, nhân dân trong xã thực hiện một chủ trương lớn, mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống mỗi gia đình.
(HBĐT) - Trong lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Kim Bôi (1959 – 2019) ngày 17/4/2019, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhấn mạnh ngay từ đầu buổi lễ, mở đầu một cách đầy tự hào cho màn diễu hành của các lực lượng quân và dân huyện Kim Bôi. Sau đó, màn biểu diễn nghệ thuật hoành tráng đã tái hiện một Mường Động anh hùng và giàu giá trị văn hiến. Một chương quan trọng trong màn biểu diễn nghệ thuật đã nhắc đến sự kiện: Ngày 19/9/1964, Bác Hồ về thăm cơ quan Huyện ủy Kim Bôi. Đó là niềm vinh dự đặc biệt, là nguồn động viên to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi lúc bấy giờ.
(HBĐT) - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Kim Bôi đã chỉ đạo các chi, Đảng bộ trực thuộc học tập nghiêm túc chuyên đề năm 2019 "Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Chuyên đề các năm trước cũng được triển khai đầy đủ, kịp thời.