(HBĐT) - Hòa chung không khí phấn khởi đầu xuân Nhâm Dần, cùng với cả nước, đúng 8h ngày 16/2, tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2022. Trên khắp các nẻo đường từ nông thôn, miền núi xa xôi đến thành thị, rộn ràng không khí náo nức, lớp lớp thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày hội giao, nhận quân trên quê hương Hòa Bình thực sự là ngày hội non sông.




Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, địa phương tặng hoa, động viên, tiễn đưa tân binh lên đường nhập ngũ.

Lễ giao quân tại sân vận động thành phố, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) được thực hiện nhanh gọn, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh (PCDB). Niềm tự hào truyền thống quê hương kiên cường cách mạng, sự chăm lo công tác hậu phương quân đội thôi thúc tân binh lên đường nhập ngũ. Các thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS), công an đều nhận thức sâu sắc nghĩa vụ với đất nước, Tổ quốc thân yêu. 

Tân binh Bùi Anh Tuấn, sinh năm 2003, nhà ở phường Trung Minh (TP Hòa Bình) trông rất chững trạc trong màu xanh áo lính gọn gàng cùng các quân nhân đứng chỉnh tề dưới cờ đỏ sao vàng. Em cùng với 154 thanh niên ưu tú của thành phố sẽ lên đường làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bùi Anh Tuấn là một trong những tân binh đặc biệt tham gia nhập ngũ đợt này, bởi em thuộc diện đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ theo Luật NVQS năm 2015, do có anh trai đang tại ngũ, nhưng vẫn viết đơn xin tham gia NVQS tự nguyện. Tuấn tâm sự: Em xác định là thanh niên trước hết phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổ quốc rồi mới chọn nghề, lập nghiệp. Tổ dân phố Miều nơi em sinh sống nhiều năm liền đều có tân binh tự nguyện viết đơn tham gia NVQS. Dù được học tập, công tác ở đơn vị nào, dù nhiều vất vả, thử thách phía trước, em sẽ rèn luyện, phấn đấu, phát huy truyền thống quê hương anh hùng để xứng đáng với tên gọi "Bộ đội Cụ Hồ".


Tân binh các đại phương trong toàn tỉnh hăng hái lên đường nhập ngũ.

Trong không khí rộn ràng của ngày hội tòng quân, những tân binh tại huyện vùng xa Yên Thủy tự hào, hăng hái liên đường làm nghĩa vụ với đất nước. Tân binh Bùi Chí Công, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên khóa 2017 - 2021. Gia đình Công có 2 anh em, dưới Công là 1 người em gái đang học lớp 9. Công tâm sự: Ngay từ khi học đại học, em đã có nguyện vọng gia nhập quân đội để rèn luyện, phấn đấu, mong muốn được cống hiến, trưởng thành trong quân đội, nhiều thanh niêm trong xã cũng có ý thức cao trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc, trúng tuyển lên đường làm nghĩa vụ.

 Thiếu tá Vũ Ngọc Điệp, Chính trị viên phó Ban CHQS huyện Yên Thủy cho biết: Công tác chuẩn bị giao quân được chuẩn bị chu đáo theo đúng quy định. Toàn huyện có 131 thanh niên trúng tuyển nhập ngũ, sức khỏe, phẩm chất chính trị đều bảo đảm, tỷ lệ đảng viên chiếm 13,8%, tỷ lệ đại học, cao đẳng đạt 6,6%, thực sự là những thanh niên ưu tú của quê hương Yên Thủy, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu.




Các thanh niên ưu tú của huyện Mai Châu tự hào và vinh quang khi trở thành người chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Hòa Bình được đánh giá là địa phương có truyền thống thực hiện tốt công tác tuyển quân, luôn hoàn thành chỉ tiêu trên giao về công tác tuyển quân, bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng, gắn công tác tuyển quân với tạo nguồn cán bộ cơ sở. Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện NVQS, công an được cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, đúng quy định pháp luật. Cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện đúng phương châm "3 gặp, 4 biết” trong tuyển chọn và gọi công dân lên đường nhập ngũ. Tân binh có tư tưởng tốt, sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ. Các địa phương đều quan tâm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho tân binh; kịp thời quan tâm, chăm lo đến các gia đình tân binh gặp hoàn cảnh khó khăn để yên tâm lên đường nhập ngũ. Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong thực hiện Luật NVQS của công dân, vừa khơi dậy niềm tự hào, tiếp thêm ý chí để công dân trong độ tuổi nhập ngũ hăng hái đăng ký khám tuyển NVQS.

Phương châm "tuyển người nào chắc người đó", gắn với tạo nguồn cho cơ sở và xây dựng lực lượng dự bị động viên tiếp tục được duy trì, phát huy hiệu quả trong đợt giao, nhận quân năm nay. Toàn tỉnh có trên 1.700 thanh niên lên đường làm NVQS và nghĩa vụ công an nhân dân. Chất lượng giao quân tiếp tục được cải thiện. Thanh niên đã nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 đạt trên 70%; trình độ văn hóa THPT đạt gần 80%; tuổi đời từ 18 - 20 đạt 82%; tỷ lệ đảng viên trẻ 5,8%, 22,5% thanh niên đã được bồi dưỡng đối tượng Đảng. Đặc biệt, nhiều thanh niên trong diện ưu tiên được tạm hoãn gọi nhập ngũ đã viết đơn tình nguyện lên đường làm NVQS.



Đông đảo người dân thành phố Hoà Bình tiễn con em lên đường nhập ngũ.

Theo Đại tá Nguyễn Quốc Toản, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng NVQS tỉnh, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, tỉnh đã hoàn thành tốt công tác giao, nhận quân bảo đảm yêu cầu đề ra, bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị, tư tưởng. Việc giao, nhận quân diễn ra khẩn trương, vừa trang trọng vừa bảo đảm yêu cầu PCDB. 100% công dân trúng tuyển NVQS, có lệnh gọi nhập ngũ được tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR kết quả âm tính còn hiệu lực đến ngày giao nhận quân. Các trường hợp F1, F2 sau khi có kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR âm tính vẫn tiến hành giao nhận quân theo kế hoạch. Các điểm giao quân tuân thủ quy định về PCDB như bắt buộc đeo khẩu trang, bố trí bàn sát khuẩn tay nhanh, xây dựng sơ đồ các khu vực đảm bảo giãn cách, kiểm soát 100% người vào khu vực tổ chức lễ giao, nhận quân; cơ quan y tế tổ chức phun khử khuẩn khu vực giao, nhận quân…

Ngày giao quân năm nay thực sự là ngày hội của các địa phương, của cán bộ và Nhân dân trong tỉnh. Những thanh niên ưu tú của tỉnh bước vào quân đội, công an mang theo truyền thống quê hương, sự nhiệt huyết tuổi trẻ, vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc: "Anh lên đường tiếp bước những cha anh/ Giữ biên cương, biển đảo đẹp, yên, lành/ Vang đất mẹ, xứng danh người chiến sỹ… Tiếp lửa anh hoàn thành cao nghĩa khí/ Xứng danh anh người chiến sỹ Cụ Hồ/ Niềm tin này mãi mãi đẹp như mơ/ Lập chiến công hẹn chờ ngày đoàn kết…".

   
Ghi nhanh của Lê Chung

                                                             

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục